Năm 1970, Tổng thống Pắc Chung Hy đã phát động phong trào “Làng mới”. Phong trào đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ – Tự lực
Hợp tác”, tinh thần của phong trào đổi mới NT đề cao tinh thần tự chủ, ý chí sáng tạo, tự tin, đoàn kết của cộng đồng dân cư[17, 51, 81, 128]. “Giải pháp để phát triển NT là tạo ra và huy động nội lực của ND, bằng cách tổ chức các nhóm phát triển cộng đồng tại mọi làng, xã. Lượng vật chất nhỏ, chính sách tốt của Nhà nước đã kích thích sức mạnh tinh thần, nội lực của ND để phát triển NT”[51].
Một số kinh nghiệm quản lý huy động và sử dụng NLTC rút ra từ phong trào đổi mới NT của Hàn Quốc:
Thứ nhất, phát huy vai trò của NLTC từ cộng đồng dân cư trong xây dựng kết cấu hạ tầng NT. Các chính sách của Nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ thể của ND trong phát triển NT. NLTC cho các công trình CSHT được xác định theo nguyên tắc Nhà nước bỏ ra 1, người dân bỏ ra từ 5-10. Người dân cũng tự quyết định và biểu quyết về mức độ đóng góp và bồi thường (đất đai, tài sản…) cho những cá nhân bị ảnh hưởng.
Thứ hai, nguyên tắc sử dụng NLTC là “hỗ trợ nhiều hơn cho các thôn thành công hơn” đã đóng vai trò kích thích hiệu quả, tăng tính cạnh tranh giữa các thôn và thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn cho thành tích tốt hơn. Phong trào đổi mới NT được thực hiện theo “phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp rồi đưa ra toàn quốc, từ xây dựng lan sang sản xuất, từ NN sang phi NN để ND có đủ thời gian chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, có đủ thời gian để chọn lựa, đào tạo cán bộ cơ sở, nông hộ có thời gian để tự tích lũy tái sản xuất mở rộng”[32].
Thứ ba, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân trong quản lý các NLTC cho phong trào đổi mới NT. Nhà nước chuyển toàn bộ quyền quản lý vật tư cho nhân dân. Nhân dân chủ động bầu ra Ủy ban phát triển NT nhằm đại diện quản lý, đồng thời bàn bạc, thảo luận công trình nào cần ưu tiên và tự chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết kế, chỉ đạo thi công và nghiệm thu công trình.
Trả lời