Phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh Thanh Hóa và năng lực quản lý của mỗi cấp chính quyền địa phương; đảm bảo vai trò của đạo của ngân sách cấp tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN cho giáo dục. Giai đoạn 2011-2017, phân cấp nhiệm vụ chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 167/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 [37] và Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 [38] của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể như sau:
Đối với chi đầu tư phát triển
Ngân sách cấp tỉnh thực hiện chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn do tỉnh quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục, bao gồm: các trường THPT, phổ thông 02 cấp học; trường DTNT tỉnh; trung tâm GDTX thuộc tỉnh quản lý và các cơ sở giáo dục khác theo quy định.
Ngân sách cấp huyện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý theo phân cấp đầu tư XDCB hiện hành thuộc lĩnh vực giáo dục: các trường mầm non công lập, trường tiểu học, THCS.
Ngân sách cấp xã thực hiện hỗ trợ sửa chữa các công trình do cấp trên đầu tư: hỗ trợ đầu tư sửa chữa các trường mầm non, trường tiểu học, THCS.
Đối với chi thường xuyên
Ngân sách cấp tỉnh chi cho giáo dục phổ thông trung học, trường phổ thông 02 cấp học, trường DTNT tỉnh và các hoạt động giáo dục khác do cấp tỉnh quản lý.
Ngân sách cấp huyện chi cho giáo dục mầm non, tiểu học, THCS; trung tâm GDTX do huyện quản lý.
Ngân sách cấp xã hỗ trợ hoạt động nhà trẻ, mẫu giáo; hỗ trợ các trường THCS, trường tiểu học; hỗ trợ trung tâm học tập cộng đồng; hội khuyến học.
Trên cơ sở cơ chế phân cấp đó, các cấp ngân sách căn cứ vào nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với cơ chế phân cấp quản lý về giáo dục để phân bổ nguồn lực ngân sách cấp mình. Phân cấp chi NSĐP cho GDCL cho ngân sách các cấp ở tỉnh Thanh Hóa như ở Bảng 2.3
Chi NSĐP cho GDCL tập trung chủ yếu ở ngân sách huyện, thị xã, thành phố. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện ở địa phương. Chi ĐTPT tập trung từ 88-97%, chi thường xuyên tập trung tư 83-88% ở ngân sách huyện. Kết quả hoạt động của ngành giáo dục trong giai đoạn vừa qua cho thấy phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL đã góp phần đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu của ngành giáo dục các huyện, thị xã, thành phố và toàn tỉnh. Giai đoạn 2011-2017, cơ bản hoàn thành mục tiêu về duy trì tỷ lệ trẻ đến trường ở các cấp học. Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đạt 100%, THCS đạt khoảng 95%, THPT đạt từ 60-69%. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở các cấp học cũng cơ bản đạt mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn. Trong đó, tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi cấp tiểu học đạt trên 98%; cấp THCS đạt từ 93-97%; cấp THPT đạt khoảng 60% (riêng năm học 2016-2017 đạt 85%). Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào tháng 4/2015; Kết phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi được duy trì và giữ vững.
Với cơ chế phân cấp này, nhiệm vụ chi của các cấp NSĐP cho GDCL đã khá rõ ràng. Đa số các cán bộ quản lý tài chính giáo dục tại các đơn vị, địa phương được phỏng vấn đều cho rằng, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi hiện hay đã rõ ràng, minh bạch, nhiệm vụ của các cấp ngân sách được xác định rõ. Sở Tài chính, Sở GD&ĐT là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh Thanh Hóa trong quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh ngành giáo dục. Phòng Tài chính kế hoạch, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan giúp việc cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chi ngân sách huyện cho các trường mầm non, tiểu học, THCS, và các cơ sở giáo dục khác thuộc huyện quản lý.
Phân cấp mạnh mẽ nguồn lực tạo tính chủ động cho chính quyền cấp dưới trong khâu lập kế hoạch phát triển giáo dục nói riêng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Nhiệm vụ chi được giao cụ thể cho các cấp đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải chủ động sắp xếp, bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao và tăng cường tính trách nhiệm của chính quyền cấp dưới (huyện, thị xã, thành phố) đối với sự phát triển của giáo dục mầm non, tiểu học, THCS.
Cơ chế phân cấp như vậy giảm tải khối lượng công việc cho Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT chỉ phối hợp với Sở Tài chính trong việc xây dựng dự toán và quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh cho các trường THPT và các cơ sở giáo dục thuộc cấp tỉnh quản lý. Do đó, chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về chuyên môn đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, cơ chế phân cấp như hiện nay dẫn đến tình trạng không có cơ quan tổng hợp để theo dõi, rà soát, sắp xếp và xác định thứ tự ưu tiên theo mục tiêu phát triển ngành trong từng giai đoạn, từ đó, dẫn đến tình trạng phân tán nguồn lực, hiệu quả thực hiện các mục tiêu không cao. Mặc dù chi thường xuyên được phân cấp mạnh mẽ và ưu tiên nguồn lực thông qua bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện nhưng chủ yếu các khoản chi ĐTPT cho lĩnh vực giáo dục ở các huyện, thị xã, thành phố lại từ khai thác nguồn thu sử dụng đất. Trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất lớn, đa số các địa phương còn nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách tỉnh và nguồn thu sử dụng đất còn hạn chế và không ổn định nên các huyện, thị xã, thành phố không đảm bảo được kinh phí đáp ứng nhu cầu ĐTPT để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập do cấp huyện quản lý. Nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn các huyện thường dựa vào nguồn kinh phí thực hiện các chương trình của Trung ương và của tỉnh (Chương trình mục tiêu giáo dục; Kiên cố hóa trường lớp học; Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT; Mở rộng, nâng cấp khu nhà ở nội trú cho học sinh trường THCS và THPT các huyện miền núi cao) và các nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện một số dự án nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất các trường theo đề nghị của các huyện, thị xã, thành phố. Như vậy, các dự án đầu tư cơ sở vật chất trên địa bàn các huyện có thể được thực hiện từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, do nhiều cơ quan làm chủ chương trình.
Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý ngành giáo dục ở địa phương nhưng chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở tài chính trong phân bổ nguồn lực cho giáo dục thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh. Đối với các nguồn lực phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố, sau khi phân cấp, Sở GD&ĐT không có ảnh hưởng gì đến chi tiêu ngân sách cho giáo dục ở các địa phương. Do đó, họ nắm được rất ít thông tin về đầu tư cho giáo dục ở địa phương và gặp khó khăn trong thực hiện trách nhiệm giải trình trước HĐND cấp tỉnh và trước nhân dân trong việc sử dụng nguồn lực NSĐP đầu tư cho GDCL.
Thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách ở địa phương rất hạn chế và tập trung ở chính quyền cấp tỉnh.
Luật NSNN 2015 quy định HĐND các cấp quyết định dự toán chi NSĐP, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi NSĐP cấp dưới, chi tiết theo chi ĐTPT, chi thường xuyên, … (trong chi ĐTPT và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ); quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP…. Ngoài các quyền hạn đó, HĐND cấp tỉnh còn có quyền quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phương; quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách ở địa phương theo quy định khung của Chính phủ hay quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương. HĐND cấp dưới ở địa phương (cấp huyện, xã) chỉ có thẩm quyền tổ chức thực hiện.
Trả lời