– Tổ chức bộ máy quản lý và điều phối chương trình XDNTM
Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp để việc quản lý được thuận lợi và hiệu quả hơn. Nội dung của phân cấp là giao cho các cấp chính quyền, các bộ phận trong bộ máy nhà nước những nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện, giải quyết những công việc nhất định. Phân cấp thường được thực hiện ở các phương diện cơ bản như: Phân cấp về chính trị; phân cấp về hành chính; phân cấp về ngân sách; phân cấp về kinh tế…
Phân cấp quản lý là chính quyền nhà nước cấp trên giao một phần nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý cho chính quyền cấp dưới sao cho vừa đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, vừa phát huy dân chủ và quyền chủ động của cấp dưới. Đối với XDNTM nói chung và đối với vấn đề quản lý huy động, sử dụng các NLTC cho XDNTM nói riêng, để phát huy vai trò của các cấp chính quyền, việc phân cấp có vị trí đặc biệt quan trọng. Cơ sở khoa học ở chỗ phân cấp, phân quyền càng sâu thì càng cụ thể hóa chức năng của chính quyền các cấp. Phân cấp, phân quyền sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong việc thực hiện mục tiêu XDNTM của mỗi địa phương. Mục tiêu chủ yếu của phân cấp quản lý trên từng nhóm công việc như quy hoạch NTM, lập kế hoạch XDNTM, giao kế hoạch và thực hiện các dự án đầu tư nhằm hoàn thành các tiêu chí NTM. Bên cạnh đó, Chính quyền các cấp thực hiện tuyển chọn, sắp xếp, bố trí công chức có trình độ, năng lực để quản lý, theo dõi mảng XDNTM trên địa bàn. CQĐP tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất các yếu tố liên quan đến quản lý huy động và sử dụng các NLTC để khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng có hiệu quả các cơ sở dữ liệu trong bảo đảm các NLTC cho XDNTM.
CTMTQG về XDNTM được “điều hành và thực hiện theo phương thức phân cấp bao gồm 4 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã”[108]. Bộ máy quản lý điều hành CTMTQG XDNTM được thành lập từ Trung ương đến cơ sở (tỉnh, huyện, xã, thôn), gồm:
+ “Ở Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương CTMTQG XDNTM và Bộ phận giúp việc là Văn phòng điều phối Trung ương với cơ quan thường trực của Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”
– Phân cấp quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình XDNTM: là việc chuyển giao trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, tạo lập và phân bổ nguồn lực tài chính từ cơ quan quản lý cấp trên xuống chính quyền ĐP cấp dưới trực thuộc trong hệ thống hành chính thứ bậc nhằm đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất trong quá trình phân công quản lý XDNTM của cả hệ thống hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý tài chính giữa các cấp chính quyền là nội dung cốt lõi trong phân cấp quản lý của nhà nước. Phân cấp quản lý huy động và sử dụng các NLTC cho XDNTM được thực hiện như sau:
+ Phân cấp trong công tác quy hoạch
Trên cơ sở đó quy hoạch đầu tư XDCB cũng phải tuân theo các nguyên tắc của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Có như thế phân cấp quy hoạch nói chung và quy hoạch đầu tư XDCB mới nhận được sự đóng góp ý kiến rộng rãi của toàn dân và thực sự đạt hiệu quả cao.
Trình tự các bước xây dựng nông thôn mới ở cấp xã “được tiến hành theo các bước: Bước 1, thành lập BCĐ và BQL XDNTM cấp xã. Bước 2, tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Bước 3, khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí. Bước 4, xây dựng quy hoạch NTM của xã. Bước 5, lập đề án xây dựng NTM của xã. Bước 6, tổ chức thực hiện đề án. Bước 7, giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện đề án”[108]. Trong bảy bước nêu trên, công tác quy hoạch và lập kế hoạch xây dựng NTM và có ý nghĩa quyết định.
Sau khi đề án xây dựng NTM được hoàn thành, BCĐ cấp xã sau khi tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư trong xã, hoàn chỉnh đề án trình UBND xã. UBND cấp huyện là cơ quan phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp xã.
+ Phân cấp trong công tác lập kế hoạch huy động và sử dụng các NLTC cho XDNTM
Đề án xây dựng NTM là bản “kế hoạch về mục tiêu, giải pháp, thời gian hoàn thành 19 tiêu chí để đạt xã nông thôn mới. Bản đề án cũng phải xác định tổng các NLTC cần thiết cho toàn bộ công việc để thực hiện đạt 19 tiêu chí và nhu cầu NLTC cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm, bao gồm: NLTC từ Ngân sách hỗ trợ theo các chính sách hiện hành; NLTC từ tín dụng; NLTC từ các hộ kinh doanh và sản xuất trên địa bàn xã; đóng góp của dân cư; các nguồn tài trợ khác”…
Trên cơ sở các đề án và quy hoạch NTM cấp xã được phê duyệt, UBND cấp huyện tổng hợp, xây dựng đề án xây dựng NTM cấp huyện trình UBND Tỉnh phê duyệt, làm căn cứ bố trí vốn. UBND Tỉnh trên cơ sở các đề án xây dựng NTM cấp huyện, xây dựng đề án xây dựng NTM cấp Tỉnh trình BCĐ Trung ương phê duyệt.
+ Phân cấp trong công tác phân bổ và giao KH huy động và sử dụng các NLTC cho XDNTM
UBND tỉnh căn cứ dự toán cân đối NSNN trên địa bàn; kế hoạch tổng hợp NLTC đầu tư XDNTM, phương án phân bổ KH vốn đầu tư XDNTM cho đơn vị trực thuộc; khả năng huy động vốn ĐP để phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư XDNTM cho UBND cấp huyện. Sau khi có dự toán cấp tỉnh giao, UBND cấp huyện lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDNTM trên cơ sở khả năng huy động vốn cấp xã và tổ chức giao kế hoạch đầu tư XDNTM cho UBND cấp xã. Căn cứ dự toán cấp huyện giao, UBND cấp xã dựa vào kế hoạch được huyện giao lập phương án phân bổ vốn đầu tư XDNTM.
Phân bổ các NLTC giữa TƯ và ĐP: Trong giai đoạn 2011-2016, chưa có quy định cụ thể về tiêu chí phân bổ, định mức phân bổ NSTƯ, phần vốn đối ứng của NSĐP trong thực hiện chương trình mà chỉ quy định chung các NLTC thực hiện chương trình theo tỷ lệ “Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn (khoảng 23%); Vốn trực tiếp cho chương trình (khoảng 17%); Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và vay thương mại) khoảng 30%; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20%; Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%”. Giai đoạn 2016-2020, các NLTC được phân bổ cho xây dựng NTM được quy định cụ thể như sau:
NSTƯ ưu tiên phân bổ cho “các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; các xã mới đạt dưới 05 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí (để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới); các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường”[67]; Dành khoảng 10% tổng các nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTƯ) của CTMTQG XDNTM để thực hiện các nhiệm vụ như: Thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; triển khai Đề án thí điểm về tổ chức sản xuất tại 7 vùng kinh tế của cả nước; các Đề án XDNTM ở các vùng đặc thù; các Đề án thí điểm ở cấp trung ương phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện CTMTQG XDNTM được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt;…
Hệ số ưu tiên theo tỷ lệ nhận hỗ trợ từ NSTƯ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ nhận hỗ trợ từ NSTƯ dưới 50% hệ số 1; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ nhận hỗ trợ từ NSTƯ từ 50% trở lên hệ số 1,2.
Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG XDNTM: Tổng vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016 – 2020 phải bảo đảm mức quy định: “Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình: khoảng 24%; Vốn lồng ghép từ các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%; Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và vay thương mại): khoảng 45%; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%; Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%”.
Phân bổ vốn đầu tư giữa các cấp địa phương: Do hiện nay chỉ quy định phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP mà chưa có văn bản quy phạm nào quy định cụ thể về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ĐP, vì vậy HĐND tỉnh được giao toàn quyền quyết định việc phân cấp tiếp theo để phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh đó. Việc phân cấp trong công tác phân bổ và giao KH vốn đầu tư XDNTM sử dụng nguồn ngân sách ở các ĐP thường có sự khác nhau, phụ thuộc vào quyết định của từng ĐP.
+ Phân cấp trong công tác quyết toán, theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình đầu tư:
Về công tác quyết toán: “Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; chậm nhất sau 02 tháng, Chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và đề nghị Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành”.
Về công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình đầu tư: Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và BGSCĐ.
Như vậy việc phân cấp trong huy động, sử dụng các NLTC cho XDNTM hiện nay quy định tương đối rõ ràng theo từng giai đoạn đầu tư và các cấp, tương ứng đối với từng nguồn vốn. Trong lĩnh vực quản lý các NLTC, các địa phương có quyền quyết định việc phân cấp nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân trên cơ sở phù hợp các quy định của pháp luật..
Trả lời