Mục tiêu của khảo sát là xin ý kiến đánh giá sự cần thiết của 7 tiêu chí/khía cạnh đánh giá TTX của các doanh nghiệp SXXM đồng thời đánh giá từng chỉ số trong mỗi tiêu chí/khía cạnh thông qua 7 tiêu chuẩn đánh giá một chỉ số đã được xác định trước (Chương 2) bao gồm: sự phù hợp, khả năng đo lường, độ tin cậy, tính sẵn có dữ liệu, tính hữu ích, chi phí đo lường, khả năng so sánh. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chỉ số, phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn sâu được thiết kế để tiến hành xin ý kiến và thu thập dữ liệu về bộ tiêu chí TTX. Phiếu khảo sát gồm 2 phần chính:
Phần 1: Đánh giá bộ tiêu chí TTX. Nội dung đánh giá bao gồm: đánh giá về sự cần thiết của mỗi khía cạnh trong 7 tiêu chí/khía cạnh TTX của doanh nghiệp SXXM. Mỗi khía cạnh được cho điểm về sự cần thiết theo thang đo likert từ 1 đến 5 tương đương như sau:
1: Không cần thiết
2: Ít cần thiết
3: Tương đối cần thiết
4: Cần thiết
5: Rất cần thiết
Sau đó, 7 tiêu chuẩn đánh giá đối với mỗi chỉ số trong từng khía cạnh sẽ được kiểm chứng theo thang đo likert cho điểm từ 1 đến 5. Mỗi chỉ số sẽ được cho điểm đánh giá theo từng tiêu chuẩn được sắp xếp theo thứ tự đã được xác định.
Phần 2: Thông tin người trả lời. Chi tiết phiếu khảo sát (xem Phụ lục 4).
Phiếu phỏng vấn sâu được thiết kế nhằm mục đích bổ sung thêm các chỉ số cũng như bổ sung thêm các chỉ số con (nếu có) và điều chỉnh lại đơn vị đo lường chỉ số từ những người quản lý trong doanh nghiệp SXXM về công nghệ sản xuất, môi trường, sự an toàn trong vận hành nhằm bổ sung thêm những chỉ số vào bộ tiêu chí sơ bộ. Câu hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng từ yêu cầu đối với mục tiêu TTX như đơn vị phải có bộ phận chuyên trách về TTX, các hoạt động hướng tới TTX, sự cần thiết đối với doanh nghiệp, sự cần thiết của bộ tiêu chí và các tiêu chí đánh giá (Bảng 4.7):
Trả lời