Chỉ số có thể đo lường các đầu vào, quá trình, đầu ra, và kết quả. Các chỉ số đầu vào đo lường các nguồn lực, cả con người và tài chính cho một chương trình cụ thể. Chỉ số quá trình đo lường cách thức hàng hóa và dịch vụ (tỉ lệ lỗi). Các chỉ số đầu ra đo lường số lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và hiệu quả sản xuất (ví dụ, số người được phục vụ, tốc độ phản hồi báo cáo). Chỉ số kết quả/hậu quả đo lường các kết quả lớn hơn đạt được thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ [87].
Chỉ số đánh giá TTX đóng vai trò quan trọng đối với các bên liên quan. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, việc đánh giá TTX đối với lĩnh vực xi măng không được mở rộng bởi vì họ không SXXM mà nhập khẩu hoặc nếu có sản xuất thì công nghệ sản xuất rất hiện đại và thân thiện với môi trường. Ở Việt Nam, công nghệ SXXM đã được chuyển đổi từ lò đứng sang lò quay tuy nhiên không phải là công nghệ mới nhất do chi phí đầu tư rất cao và không hiệu quả. Vì vậy, trong cả hiện tại và tương lai vẫn rất cần chỉ số đánh giá TTX để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược TTX quốc gia. Đối với cơ quan quản lý, chỉ số là công cụ sử dụng để đánh giá mức TTX của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đặt ra của doanh nghiệp; chỉ số cũng là công cụ để đánh giá thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp xi măng sử dụng chỉ số TTX sẽ có khả năng nhanh chóng cắt giảm những chi phí không mong muốn, giảm thiểu tác động đến môi trường, nâng cao sự hài lòng của các bên liên quan. Đối với doanh nghiệp chỉ số có các vai trò sau [88]:
Quá trình sử dụng chỉ số thông qua các bước sau [88]:
Trả lời