Bằng việc ban hành đồng bộ các chính sách và thực hiện nghiêm túc, cùng sự lồng ghép linh hoạt các NLTC, trong các năm qua, Tỉnh đã tập trung được NLTC lớn từ NSNN cho CTMTQG XDNTM. Giai đoạn 2011 – 2016, tổng số vốn từ NSNN thực hiện Chương trình XDNTM là 9.253,78 tỷ đồng, chiếm hơn 13% tổng vốn đầu tư cho Chương trình. Cơ cấu NLTC từ NSNN cho XDNTM được thể hiện qua bảng 3.6.
Huy động trực tiếp từ NSNN các cấp
Cùng với sự hỗ trợ từ NSTƯ phân bổ theo dự toán NS hàng năm, Hà Tĩnh cũng rất tích cực khai thác nguồn thu NS trên địa bàn để thực hiện XDNTM. Trong đó phải kể đến công tác quy hoạch đất đai, tạo quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Tiền đấu giá quyền sứ dụng đất được phân chia cho NS các cấp, đặc biệt ưu tiên cho NS cấp xã. Trong giai đoạn 2011-2016, NS xã đã đầu tư cho XDNTM 1.415, 599 tỷ đồng chiếm 14,15% NLTC từ NSNN và chiếm gần 35% NSNN đầu tư trực tiếp cho chương trình nhưng chỉ chiếm 1,97% tổng NLTC đầu tư cho chương trình, cả 4 cấp NS hỗ trợ trực tiếp cho chương trình mới chỉ đạt 5,7% (Bảng 3.8).
Huy động NSNN từ lồng ghép các CT, dự án đang thực hiện trên địa bàn:
Cùng với hỗ trợ trực tiếp từ NSNN các cấp, Hà Tĩnh đã thực hiện lồng ghép vốn từ Chương trình MTQG, dự án có cùng mục tiêu để bổ sung NLTC thực hiện Chương trình XDNTM trên địa bàn. Tổng số huy động từ các NLTC này giai đoạn 2011-2016 là 5.252,531 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,49% NSNN đầu tư cho Chương trình (bảng 3.7).
Các NLTC này do trung ương phân bổ thông qua cấp bổ sung có mục tiêu cho NS tỉnh, cùng các dự án đang thực hiện trên địa bàn gồm cả các dự án ODA, dự án NGO… Căn cứ vào NLTC bổ sung có mục tiêu từ NSTƯ hàng năm, Tỉnh phân bổ cấp bổ sung có mục tiêu cho các cấp NS, giao cho các sở, ban ngành xây dựng kế hoạch lồng ghép các NLTC thực hiện các nội dung của XDNTM. Do phụ thuộc chủ yếu vào chỉ tiêu trung ương phân bổ nên kế hoạch về các nguồn này thường bị động và không sát thực.
Theo kế hoạch cơ cấu NLTC XDNTM được đề ra trong Quyết định 800/QĐ- TTg, “vốn từ các CTMTQG và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong nhưng năm tiếp theo trên địa bàn khoảng 23%”, tuy nhiên trên thực tế, NLTC từ các Chương trình MTQG, dự án mà trung ương phân bổ trung bình hàng năm cho Hà Tĩnh mới chỉ đạt khoảng 7,32% tổng NLTC thực hiện Chương trình. Do nguồn vốn từ Chính phủ dành cho chương trình MTQG có giới hạn trong khi rất nhiều tỉnh thành trong cả nước tiến hành XDNTM có nhu cầu xin hỗ trợ vốn từ trung ương nên nguồn vốn Chính phủ hỗ trợ cho các tỉnh còn mang tính “nhỏ giọt”.
Trong thời gian qua, Hà Tĩnh cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ với các nước (thông qua các Đại sứ quán), các tổ chức có tiềm năng lớn để giới thiệu nhu cầu đầu tư, nội dung chương trình vận động viện trợ; đã vận động được nhiều nguồn cho vay ưu đãi từ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đến năm 2016, đã thu hút được 27 dự án, với tổng số vốn đầu tư trên 91,056 triệu USD. Hầu hết, các dự án đều được triển khai đúng theo kế hoạch và được đánh giá là tiếp cận có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng sinh kế, nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, dịch bệnh cho người nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Điển hình như Dự án “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo tỉnh Hà Tĩnh” (ISDP) do quỹ OPEC về phát triển Quốc tế (OFID) tài trợ với tổng số vốn 13.153.340 USD, trong đó vốn ODA là 10.500.000 USD và
2.653.340 USD vốn đối ứng. Dự án “Phát triển CSHT NT tỉnh Hà Tĩnh” (HIRDP) do quỹ Phát triển kinh tế Ả rập tài trợ với tổng đầu tư 18.626.009 USD, trong đó vốn ODA 14.619.724 USD và vốn đối ứng 4.006.285 USD. Dự án này được thực hiện tại 77 xã nghèo thuộc 11 huyện. Đến nay có 41 công trình danh mục đầu tư đợt 1 đang tiến hành hoàn thành báo cáo kinh tế kỹ thuật trình các ngành chức năng và UBND tỉnh phê duyệt. Dự án “Phát triển CSHT thiết yếu các xã vùng bãi ngang ven biển nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” thuộc dự án “Phát triển CSHT vùng duyên hải” do OFID tài trợ theo Hiệp định số 1426P ngày 07/3/2012 với thời gian thực hiện dự án từ 2012-2016, Nguồn vốn dự án: 14.210.405 USD (vốn ODA 11.500.000 USD, vốn đối ứng: 2.710.405 USD). Dự án “Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh” (IMPP-HT) tại 08 huyện nghèo được IFAD tài trợ qua khoản vay, tài trợ không hoàn lại và của Chính phủ Đức thông qua hợp tác kỹ thuật từ GIZ. Tổng vốn đầu tư của Dự án là 18,355 triệu USD với thời gian thực hiện là 5 năm. Dự án đã xây dựng được 179 công trình CSHT quy mô nhỏ cho người dân tiếp cận tốt hơn đến thị trường (như đường giao thông, cầu cống, chợ) và giúp tổ chức sản xuất NN hiệu quả hơn (như thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, đường điện, trạm bơm). Dự án năng lượng NT II (RE-II) cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống lưới điện hạ thế NT kết hợp với chuyển đổi và xây dựng mô hình quản lý, nhằm cải thiện dịch vụ cung cấp điện năng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý cho khu vực NT. Giai đoạn 1 dự án REII (triển khai tại 97/97 xã của 9 huyện, thị) đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng giá trị quyết toán 298.620 triệu đồng (trong đó WB 274.283 triệu đồng, vốn đối ứng 24.337 triệu đồng). Giai đoạn mở rộng dự án đang tiếp tục triển khai tại 39 xã của 8 huyện trên địa bàn toàn tỉnh, với tổng giá trị theo hợp đồng thực tế 230.631 triệu đồng (trong đó WB 209.736 triệu đồng, vốn đối ứng 20.895 triệu đồng). Tuy nhiên, vì mỗi chương trình, dự án có quy định riêng, nên cơ chế quản lý và lồng ghép giữa các chương trình, dự án thiếu đồng bộ và sự phối hợp khó khăn, nhất là khâu lập kế hoạch, công tác phân bổ NLTC, giám sát đầu tư và thanh quyết toán các nguồn vốn, gây lúng túng trong tổ chức thực hiện, chưa tập trung được theo kế hoạch, tiến độ XDNTM đã được địa phương lập.
Trả lời