Chính sách kinh tế của Nhà nước dù ở cấp Trung ương hay của địa phương sẽ phải chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố theo hướng tích cực hay tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, ở phạm vi rộng hay hẹp. Nắm chắc được các nhân tố tác động, chủ thể chính sách có thể thúc đẩy các nhân tố tác động tích cực, ngăn chặn, hạn chế các nhân tố tác động tiêu cực đến việc hoạch định và thực thi chính sách của Nhà nước. Do đó, các chủ thể chính sách của Trung ương hay chính quyền địa phương đòi hỏi phải có khả năng trực quan tốt, có đầu óc phán đoán, nhạy bén linh hoạt, có khả năng phân tích, đánh giá một cách logic, khoa học tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Điều đó giúp cho việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách kinh tế của mối quốc gia, địa phương đạt được các mục tiêu đặt ra. Tùy theo mục đích, yêu cầu của chủ thể chính sách mà người ta phân ra các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan tác động đến chính sách. Nhân tố khách quan là các nhân tố tác động đến chính sách từ bên ngoài còn nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về chủ thể hoạch định, thực thi chính sách.
Như đã phân tích ở trên, chủ thể của chính sách kinh tế là Nhà nước, Nhà nước cũng chịu sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau trong quá trình ban hành các chính sách (Điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, mức độ hội nhập, tư duy phát triển, trình độ doanh nghiêp…) và ở cấp địa phương các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chính sách cũng có những khác biệt nhất định. Ở cấp độ Trung ương chính sách kinh tế Nhà nước do chính phủ ban hành mang yếu tố chủ quan của chủ thể thì ở địa phương chính sách của chính phủ lại mang tính khách quan. Bởi vậy việc phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến chính sách giữa trung ương và địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách với cấp địa phương (tỉnh, thành phố). Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của Nhà nước
Trả lời