Hệ thống logistics cảng biển
Cảng là đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics và do vậy có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics, từ đó thuật ngữ “logistics cảng” được đưa vào nghiên cứu. Mục tiêu của logistics cảng là tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ logistics cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bằng việc sử dụng các giới hạn logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong tổng chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi logistics. Nếu một cảng thành công trong việc phát triển hệ thống dịch vụ logistics, cảng đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh so với các cảng đối thủ khác.
Có nhiều cách khác nhau khi phân chia hệ thống logistics cảng, nhưng thông thường đối với một cảng biển hiện đại, hệ thống logistics cảng bao gồm hệ thống logistics trong cảng và hệ thống logistics sau cảng (còn gọi là TT logistics cảng).
Hệ thống logistics trong cảng
Hệ thống logistics trong cảng được chia thành 6 hệ thống thứ cấp: Hệ thống hỗ trợ hành trình của tàu, hệ thống phục vụ tàu vào cảng, hệ thống xếp dỡ, hệ thống phục vụ hàng quá cảnh, hệ thống lưu kho và hệ thống liên kết vận tải nội địa. Sáu hệ thống thứ cấp này cùng với hệ thống thông tin của cảng có vai trò như bảy nhóm hình thành nên quy trình logistics cảng. Mỗi hệ thống lại liên kết chặt chẽ với các hệ thống khác tùy thuộc vào luồng hàng hóa trong quy trình logistics cảng. Hình 1.1 mô tả mối liên kết giữa các hệ thống thứ cấp này trong quy trình logistics cảng khi phục vụ luồng hàng.
Hệ thống logistics sau cảng (Trung tâm logistics cảng biển)
Một trong những khuynh hướng chung của các cảng trên toàn thế giới là biến cảng trở thành một trung tâm-một đầu mối logistics trong hệ thống vận tải quốc tế. Về bản chất, cần có một TT logistics trong/ khu vực cảng hoặc gần (tiếp giáp) với khu vực cảng.
Hình 1.2 Hệ thống logistics cảng trong mối liên hệ với các doanh nghiệp khác Trung tâm logistics sẽ tập hợp, thu gom, thu hút hàng hóa về cảng và phân phối hàng hóa từ cảng đến các chủ sử dụng một cách nhanh và hiệu quả nhất và nhờ đó sẽ giải phóng tàu nhanh, làm tăng lượng tàu vào cảng, giảm chi phí cho các hãng tàu, tăng hiệu quả sử dụng cảng. Các tàu này, ngược lại, lại mang hàng tới cảng. Hệ quả là cảng sẽ hưởng lợi do tăng lợi nhuận và tạo thêm công ăn việc làm. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc các cảng đều cân nhắc các điều kiện để xây dựng TT logistics của riêng mình hoặc thậm chí xây dựng một hệ thống phục vụ logistics cho cảng. Với Singapore – một trong những nền kinh tế hàng đầu và là TT logistics quốc tế của Châu Á, ngành công nghiệp logistics là một khu vực kinh tế chiến lược và Hà Lan cũng dựa vào công nghiệp này để phát triển kinh tế. Vì vậy, TT logistics phục vụ cảng là một phát triển tất yếu. Nếu xét về các mối quan hệ của một hệ thống logistics cảng biển với các bên doanh nghiệp khác, mối quan hệ này có thể được biểu diễn trong Hình 1.2.
Để lại một bình luận