Những tác động của di cư lao động đối với Việt Nam (chủ yếu dưới hình thức di chuyển ra nước ngoài) bao gồm việc tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và từ đó giảm áp lực về việc làm đối với nền kinh tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế thông qua tái đầu tư và khởi nghiệp từ nguồn kiều hối, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy không có con số thống kê riêng rẽ về lao động có kỹ năng cao, những lợi ích mang lại của di chuyển lao động có kỹ năng cao không nằm ngoài lợi ích chung của di chuyển lao động. Cụ thể:
Về việc làm: lao động đi làm việc ở nước ngoài tác động tích cực đến việc giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, giảm áp lực dân số. Với tỷ lệ dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo (tổng số gần 57 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN), Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra việc làm đủ và chất lượng cao cho người lao động trong nước. Với con số thống kê không đầy đủ về tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 2,1-2,3% lực lượng lao động (khoảng 1,6 triệu người/năm) (Phụ lục 11), số lượng 500.000 lao động Việt Nam làm việc hàng năm ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và khu vực Trung Đông… đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết áp lực việc làm trong nước [121].
Về kiều hối: trong ASEAN, Việt Nam với lượng kiều hối chiếm tới 12% tổng nguồn tài chính quốc gia, đứng thứ hai sau Phi-lip-pin về lượng kiều hối gửi về trong nước [129, 59]. Trong giai đoạn năm 2006-2017, kiều hối chiếm 6-8% GDP hàng năm.
Xét về số lượng tuyệt đối, Việt Nam được xếp là một trong 10 nước đứng đầu trên thế giới về lượng kiều hối gửi về, chiếm khoảng 2,5% tổng kiều hối trên toàn thế giới năm 2017 [118]. Trong tổng số kiều hối đó, có khoảng 6-7% là do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về và đang gia tăng theo xu thế mở rộng của các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tốc độ lao động đi tăng khoảng 6-9%/năm. Kiều hối về Việt Nam tăng đều đặn và quy mô nhiều gấp 4 lần ODA năm 2016 và tương đương với FDI năm 2017 [129, tr.59].
Số liẹ u của Ngân hàng Nhà nuớc Viẹ t Nam (SBV) cho thấy đến cuối na m 2016, kiều hối gửi về TP Hồ Chí Minh chiếm đến 50% tổng lu ợng kiều hối gửi về Viẹ t Nam, trong đó 70% đu ợc chuyển sang hoạt đọ ng kinh doanh và 20% cho bất đọ ng sản [117, tr. 6]
Từ những nghiên cứu trên, có thể kết luận như sau:
Báo cáo tổng hợp ”Khảo sát hoạt động kinh tế của lao động di cư đã trở về” Thạc sỹ Lưu Quang Tuấn và Cộng sự tiến hành (2014) [45] cho thấy trong tổng số 305 lao động trở về từ Hàn Quốc được điều tra, tất cả số lao động sang Hàn Quốc làm việc đều gửi tiền về cho gia đình. Bình quân, mỗi lao động đã gửi về cho gia đình số tiền tương đương với 251 triệu đồng. Các khoản tiền gửi về Việt Nam chủ yếu được sử dụng vào đầu tư kinh doanh, mua sắm tài sản (xây nhà, mua nhà, v.v…) và gửi tiết kiệm. Tuy vậy, số trường hợp sử dụng tiền vào đầu tư kinh doanh không lớn, chỉ 6.1% số trường hợp trong khi số trường hợp xác nhận khác khoản tiềnhg gửi về được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, mua sắm tài sản và trả nợ chiếm tỷ lệ rất cao, 25%, 20.5% và 22.5% tương ứng.
Tuy số lao động Việt Nam đi làm việc trong ASEAN thời gian gần đây không nhiều và dần giảm xuống song những lợi ích từ lao động di chuyển trong ASEAN với nền kinh tế không nằm ngoài lợi ích chung mà lao động di chuyển của Việt Nam mang lại. Tuy nhiên, để lợi ích này tăng thêm nhiều hơn cả về mặt kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực, cần phải chú trọng tìm ra những điểm mạnh và lợi thế của lao động Việt Nam trong khu vực, xác định hướng đi đúng và hiệu quả đối với di chuyển lao động trong thời gian tới.
Trả lời