Từ khi thành lập đến phát triển các DN phải tuân thủ nghiêm pháp luật lao động. Thực thi những quy định này là thực hiện TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ. Những trách nhiệm đảm bảo quyền cho NLĐ trong Bộ luật lao động Việt Nam (2012) tập trung vào các nội dung cốt lõi như: HĐLĐ; Giờ làm việc; Tiền lương, phúc lợi theo quy định; ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp… Trong các CoC về lao động ngoài các nội dung trên thì tự do hiệp hội và thương lượng tập thể là một trong những yêu cầu bắt buộc các DN phải thực hiện. Bên cạnh đó, TNXH đảm bảo lợi ích đối với NLĐ của các DN xuất phát từ việc đảm bảo các nội dung vượt trên quyền của NLĐ. Các nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích này được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất (xem phụ lục 03) và việc các DN thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích sẽ thực hiện tốt quy định của PLLĐ cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng. TNXH đảm bảo quyền và lợi ích đối với NLĐ của DN được thể hiện ở cả yếu tố “hiện” và yếu tố “ẩn”. Yếu tố “hiện” bao gồm thực hiện các chính sách, quy định đảm bảo quyền cho NLĐ của DN. Yếu tố “ẩn” bao gồm việc tự nguyện tạo ra nhiều lợi ích hơn cho NLĐ trong quá trình làm việc tại DN và việc xác định TNXH đảm bảo quyền, lợi ích có tính chất “động” tùy thuộc vào tiêu chuẩn TNXH. Thực tiễn ngoài thực hiện tốt các quy định của pháp luật, thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích đối với đối với NLĐ sẽ đáp ứng được yêu cầu khách hàng đặt ra về các CoC: SA 8000, WRAP, OSHAS18001, BSCI trong TMQT.
Trên thực tế, các DN hoạt động là vì lợi nhuận vì thế họ sẽ cắt giảm các chi phí, kể cả các chi phí lương và các chi phí khác liên quan đến quyền của NLĐ trừ phi việc cắt giảm này không mang lại lợi ích cho DN. Tuy nhiên, theo yêu cầu của khách hàng quốc tế, DN phải thực hiện “luật chơi chung” là phải thực thi TNXH đối với NLĐ để có được các CoC. Điều này định hướng DN thực hiện các cam kết đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Nội dung TNXH đảm bảo quyền, lợi ích là một phạm trù rộng, khó đánh giá, đo lường. Các nghiên cứu lý thuyết về nội dung thực hiện TNXH đối với
NLĐ trải rộng. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghiên cứu giới hạn phạm vi và nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích đối với NLĐ trên các khía cạnh chủ yếu: HĐLĐ, giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
Để lại một bình luận