Thứ nhất, cần hoàn thiện quy chế và kiểm tra chặt chẽ quá trình huy động, sử dụng các NLTC cho XDNTM. BCĐ XDNTM, thanh tra tài chính, đầu tư, xây dựng… cần tăng cường việc thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính đối với công trình sử dụng các NLTC trên địa bàn cấp dưới bằng các hình thức: chế độ báo cáo định kỳ, thường xuyên, thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất.
Thứ hai, tăng cường giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các công trình, dự án. Các cơ quan quản lý từ cấp huyện trở lên cần chỉ đạo KBNN cùng cấp phối hợp với phòng tài chính kế hoạch huyện chủ trì hướng dẫn quy trình, hồ sơ, thủ tục và thanh toán vốn cho các dự án kịp thời, đúng chế độ quy định. Tăng cường kiểm tra đôn đốc báo cáo tiến độ trong điều hành XDCB và các dự án đầu tư. UBND cấp huyện tập trung chỉ đạo chủ đầu tư quản lý công trình, làm hồ sơ giải ngân và thực hiện quyết toán kịp thời, kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng tiến độ, đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành góp phần hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Kho bạc nhà nước trong việc trực tiếp kiểm soát và thanh toán các khoản vốn đầu tư, kiên quyết từ chối thanh toán vốn cho phần khối lượng hoàn thành ngoài kế hoạch mà không có lý do phù hợp với thực tế.
Thứ ba, tăng cường GSCĐ, thực hiện công khai, minh bạch ở tất cả các khâu: chuẩn bị đầu tư, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư, địa bàn đầu tư, đối tượng hưởng thụ đầu tư theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tiến hành “lập đường dây nóng” tiếp nhận các thông tin về mọi mặt (xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách đầu tư, huy động vốn, sử dụng vốn…) nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý các NLTC. Cần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc thành lập các BGSCĐ ở cơ sở. Mọi hoạt động, quyết sách của BGSCĐ đều phải được công khai, minh bạch, được giải trình trước dân. Tăng thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý của BGSCĐ trong suốt quá trình đầu tư xây dựng các công trình NTM, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân và với các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở. Sự tham gia nhiều hơn của BGSCĐ vào các khâu của quá trình đầu tư XDCB còn có thể góp phần phá vỡ những mối liên kết ngầm vốn phát sinh nhiều tiêu cực trong quá trình này. Bên cạnh việc gia tăng thẩm quyền cho các BGSCĐ ở cơ sở, cũng cần phải có cơ chế quy trách nhiệm tập thể cũng như cá nhân cho ban GSCĐ nếu như có sai phạm xảy ra. Việc GSCĐ không thể chỉ dựa vào một mình BGSCĐ. Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình NTM, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở cũng như từng người dân có quyền và trách nhiệm giám sát, kiến nghị với BGSCĐ hoặc trực tiếp có ý kiến với nhà thầu, chủ đầu tư khi có vấn đề phát sinh. Khi đó, hoạt động GSCĐ mới thể hiện rõ được tính cộng đồng và có hiệu quả thực chất.
Thứ tư, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, vai trò người đứng đầu trong công tác quản lý đầu tư công; tăng cường, siết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục triệt để những yếu kém trong quản lý nhà nước về đầu tư công hiện nay, nhất là khâu quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện nghiêm khắc kỷ cương trong việc phân bổ các NLTC phù hợp kế hoạch XDNTM.
Để lại một bình luận