Hiện nay chưa có công bố chính thức bộ chỉ số đánh giá TTX ở cấp độ ngành hay doanh nghiệp. Trên thế giới đã có bộ chỉ số sản xuất bền vững chung cho các doanh nghiệp [21]. Tại Việt Nam đã có bộ tiêu chí bền vững ngành Than khoáng [27] và bộ chỉ số đánh giá bền vững địa phương [25]. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số bền vững ngành Than khoáng sản không được đề cập đến một cách rõ ràng cụ thể, chưa mang tính hệ thống. Phương pháp Delphi thường được sử dụng để xây dựng chỉ số ở cấp địa phương/vùng. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số sản xuất bền vững của Rahdari A. H & Anvary Rostamy A. A (2015) tương đối rõ ràng, tuy nhiên bộ chỉ số lại đánh giá bền vững chung chung mà không hướng đến doanh nghiệp cụ thể trong ngành nào. Ở cấp doanh nghiệp đã có bộ chỉ số đánh giá TTX đối với các doanh nghiệp tại JSC “Kryon” của Belarus [31] nhưng bộ chỉ số TTX cấp doanh nghiệp này đánh giá TTX các doanh nghiệp nhưng lại dựa trên bộ chỉ số TTX quốc gia của OECD, điều đó cho thấy việc đánh giá này chưa thực sự chính xác và phù hợp.
Qua các công trình nghiên cứu có thể thấy rằng quá trình xây dựng bộ chỉ số thực hiện chủ yếu cho vấn đề PTBV và SXBV. Việc xây dựng chỉ số bắt đầu từ việc đánh giá nguồn dữ liệu sẵn có; xác định mục tiêu xây dựng chỉ số; xác định phạm vi cụ thể và sau đó phác thảo thảo bộ chỉ số cơ sở. Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích cụ thể mà có thể sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật để lọc và rút gọn bộ chỉ số với sự đánh giá của các bên liên quan. Cuối cùng là đề xuất bộ chỉ số và cập nhật bộ chỉ số.
Dựa trên việc thu thập và nghiên cứu các công trình, luận án đánh giá một số đặc điểm quy trình, phương pháp xây dựng bộ chỉ số liên quan đến TTX như sau:
Các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số trong trường hợp cụ thể chưa thực hiện hoặc không thực hiện việc đánh giá hệ thống thông qua việc sử dụng các phương pháp để mô tả hệ thống và quá trình cụ thể.
Nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi thực hiện xây dựng bộ chỉ số. Tuy vậy, phương pháp Delphi cũng có điểm hạn chế là khó khăn trong việc xác định chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Hơn nữa, nhiều tài liệu cũng chỉ ra rằng việc tham khảo ý kiến chuyên gia chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh kỹ thuật hơn là ở khía cạnh vận hành và quản lý doanh nghiệp.
Đa số các nghiên cứu xây dựng chỉ số đánh giá không chỉ rõ phương pháp mang tính hệ thống và logic cao được sử dụng là gì. Mặc dù, nghiên cứu của Rahdari A. H & Anvary Rostamy A (2015) [21] đưa ra một phương pháp mang tính hệ thống trong việc xây dựng chỉ số sản xuất bền vững; tuy nhiên lại là bộ chỉ số bền vững mang tính tổng quát chung, chưa thực hiện cho một ngành cũng như doanh nghiệp cụ thể nào. Mặc dù vậy, quy trình của Rahdari và cộng sự có thể là tài liệu tham khảo tốt sử dụng cho việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá TTX mà luận án kế thừa.
Sau đây, luận án đưa ra nhận xét về các đặc tính trong quá trình lọc chỉ số của Rahdari A. H & Anvary Rostamy A. A:
Về nguồn dữ liệu: nguồn dữ liệu nghiên cứu đưa ra hoàn toàn phù hợp với sản xuất bền vững. Tuy nhiên, với mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX cho doanh nghiệp SXXM thì tác giả chỉ có thể sử dụng một phần nguồn dữ liệu này và phải xác định các nguồn dữ liệu khác phù hợp với mục tiêu này.
Về quá trình xác định chỉ số tác giả có nhận xét theo các đặc tính của quá trình lọc như Bảng 5:
Để lại một bình luận