Khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại giữa các quốc gia đó bởi lẽ khoảng cách không chỉ th ể hiện chi phí vận chuyển mà còn những chi phí giao dịch chung của thương mại (Eicher và các cộng sự, 2012). Thứ nhất, chi phí vận chuyể n là yếu tố quan trọng của thương mại, đây là biến cơ bản của mô hình lực hấp dẫn. Các nước ở càng xa nhau, chi phí vận chuyển giữa chúng là càng lớn nên thương mại giữa các nước này thường ít hơn (Eita, 2008; Orindi, 2011).
Khoảng cách địa lý có liên quan mật thiết với chi phí vận chuyển, gây ảnh hưởng xấu đến lưu thông thương mại (Rault và cộng sự, 2008). Thứ hai, các nước có khoảng cách địa lý xa nhau thì chi phí giao dịch giữa các quốc gia này thường cao hơn. Chi phí giao dịch liên quan đến các chi phí về chuẩn bị, thực thi hợp đồng,… và các đối tác thương mại sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lẽ họ ít hiểu biết về tập quán kinh doanh của nhau (do khoảng cách địa lý giữa họ). Trên thực tế, khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia được khẳng định có ảnh hưởng tiêu cực đến luồng thương mại giữa các quốc gia vì nền văn hoá của các nước này thường có sự khác biệt (Brakman, Garretsen, & Marrewijk, 2006). Thứ ba, khoảng cách về mặt địa lý cũng tạo ra chi phí liên quan đến liên lạc, ngôn ngữ và thông tin về yếu tố thể chế, pháp lý (Bevan và Estrin, 2004). Phần lớn chi phí là do vận chuyển hàng hoá từ nhà máy đến tàu liên quan đến chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất trong nước (Limao và Venables, 1999), thời gian chậm trễ do thủ tục hành chính tại cảng (Hausman và cộng sự, 2005), chất lượng của cơ sở hạ tầng cảng và thông tin về tín dụng (Hernadez và Taningco, 2010). Các quốc gia nghèo thường có các rào cản về ngôn ngữ, văn hoá và chính trị với các đối tác thương mại lớn hơn so với các nước giàu có hơn (Demirkan và cộng sự, 2009). Khoảng cách xa xôi về mặt địa lý càng làm tăng thêm chi phí thương mại, từ đó giảm mức độ thương mại quốc tế (Battersby và Ewing, 2005, Tansey và Touray, 2010). Trong nghiên cứu này, khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia được giả định là có mối quan hệ ngược chiều với trao đổi thương mại giữa hai quốc gia đó.
Khoảng cách công nghệ
Các dự đoán về mặt lý thuyết cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa thương mại và khoảng cách (Stone và Lee, 1995), khoảng cách có thể được xem xét về sự khác biệt địa lý, văn hoá, ngôn ngữ, biên giới (Rauch, 1999, Eichengreen and Irwin, 1998) và công nghệ.
Khoảng cách công nghệ thường được coi là một rào cản đối với thương mại. Các nước có xu hướng trao đổi nhiều hơn khi họ có quan điểm công nghệ gần giống nhau, khoảng cách công nghệ giữa hai nước càng lớn thì các nước càng ít thương mại với nhau (Filippini & Molini, 2003). Tuy nhiên, khoảng cách công nghệ cũng có thể trở thành động lực cho thương mại. Bởi lẽ, khoảng cách công nghệ có thể dẫn đến khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao để sao chép công nghệ, tái tạo nó với mức chi phí thấp hơn và chuyển ra bên ngoài giới hạn khả năng sản xuất trong việc bắt kịp mẫu hàng hoá (Bell & Pavitt, 1997). Mặc dù vậy, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bắt chước công nghệ của quốc gia.
Trong đề tài này, khoảng cách về công nghệ được giả định là có tác động tiêu cực đến thương mại.
Khoảng cách thể chế
Môi trường thể chế được xác định bởi các khuôn khổ hành chính và pháp lý mà trong đó các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ có ảnh hưởng lẫn nhau để tạo nên sự giàu có của một quốc gia. Chất lượng thể chế của một quốc gia cũng như sự khác biệt về chất lượng thể chế giữa các quốc gia có thể được đánh giá thông qua các chỉ số về chất lượng quản trị của Kaufmann và cộng sự (2003). Sáu khía cạnh của chất lượng quản trị cơ sở hạ tầng ở các quốc gia bao gồm:
– Tiếng nói và trách nhiệm giải trình: Phản ánh mức độ mà công dân của một quốc gia có the tham gia vào việc lựa chọn chính phủ, cũng như mức độ mà các chính phủ này được giám sát và chịu trách nhiệm về hành động của họ.
– Sự ổn định chính trị: Thể hiện sự ổn định môi trường chính trị của một quốc gia. Đo lường các quan điểm chính trị khác nhau trong một quốc gia và mức độ mà các nhóm khủng bố hoặc các nhóm khác có quan điểm chính trị triệt để có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của một quốc gia.
– Hiệu quả chính phủ : Phản ánh chất lượng của chính phủ cũng như khả năng xây dựng và thực hiện các chính sách và cung cấp hàng hóa công.
– Chất lượng quy định: Đo lường chất lượng các chính sách của chính phủ, mức độ điều chỉnh và phản ứng của nó đối với các chính sách không thân thiện thị trường.
– Pháp quyền: Phản ánh niềm tin của công dân vào luật pháp và các quy tắc xã hội cũng như chất lượng của hệ thống pháp luật và khả năng thực thi hợp đồng.
– Kiểm soát tham nhũng: Phản ánh mức độ mà quyền lực công cộng được thực hiện với mục đích cá nhân.
Các yếu tố thể chế cũng ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại quốc tế (Kostova. 1997. Abasimi và cộng sự, 2018). Chất lượng the chế của một quốc gia quyết định mức độ an toàn trong thương mại. Hiệu quả của hệ thống luật pháp và quy định của một quốc gia có ảnh hưởng đến sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên và phương thức kinh doanh. Việc thực thi quyền sở hữu và tuân thủ các hợp đồng thương mại với các nhà xuất khẩu nước ngoài khác nhau giữa các nước (Zhang và cộng sự, 2003). Sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh có the dẫn đến mâu thuẫn giữa các đối tác thương mại (Skarmeas và cộng sự, 2002).
Việc thi hành các hợp đồng thương mại ở quốc tế khó khăn hơn nhiều so với trong nước do các giao dịch quốc tế nằm ngoài phạm vi của một quốc gia (Rodrik. 2000). The chế kém phát tri en gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đối với các giao dịch cá nhân, làm tăng chi phí giao dịch và giảm thương mại quốc tế (Wei, 2000). Nếu hệ thống luật pháp chặt chẽ và các quy định của chính phủ minh bạch và công bằng thì các nước tham gia trao đổi thương mại nhiều hơn (Jansen và Kyvik Nordas, 2004). Hệ thống thể chế yếu kém sẽ dẫn đến môi trường kinh doanh hoạt động kém hiệu quả. Chất lượng thể chế càng tốt thì kim ngạch thương mại sẽ càng lớn (Levchenko, 2004). Do đó, về lý thuyết, chất lượng thể chế của các quốc gia tốt có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch thương mại giữa chúng.
Thêm vào đó, sự khác biệt về chất lượng thể chế giữa các quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí thương mại bởi phải gánh chịu chi phí điều chỉnh lớn phát sinh liên quan đến giao dịch bất trắc trong thương mại. Các quốc gia có chất lượng thể chế tương đương nhau thường trao đổi thương mại nhiều hơn (De Groot và cộng sự, 2004). Trong đề tài này, khoảng cách về thể chế giữa các quốc gia được giả định có tác động tiêu cực đến thương mại song phương.
Trả lời