Đảm bảo thời gian làm việc đúng cam kết tại các DNNVV
Thị trường lao động của các DN may đã và đang vận hành và tuân theo nguyên tắc thị trường. Điều đó có nghĩa là lao động tự do “vào” và “ra” thị trường, tự do “ra” và “vào” DN. Mà tại các DN may tỷ lệ biến động lao động lại khá cao do nguyên nhân một phần là các DNNVV chưa thực hiện đúng thời gian làm việc theo cam kết. Thực hiện tốt cam kết thời gian làm việc với toàn bộ NLĐ trong DN cũng như: với công nhân vận hành lò hơi từ sáng sớm để vận hành máy thường ngày mất từ 15 – 30 phút sớm hơn thời gian làm việc so với cam kết; với NLĐ nữ trong thời gian hành kinh, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng. Đặc biệt chấm dứt tình trạng “sổ kép” ghi thời gian làm việc. Tuân thủ thời gian làm việc đúng cam kết tại các DN may nhỏ và vừa là một quy luật tất yếu để NLĐ tái sản sinh sức lao động, tập trung tăng năng suất chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh, khơi gợi khả năng sáng tạo và hăng say lao động, gắn bó với các DN may của NLĐ cũng như thực hiện tốt TNXH đảm bảo quyền trong PLLĐ hiện hành.
Tuân thủ số giờ làm thêm theo tháng, năm đúng quy định tại các DN
Về lâu dài các DN may phải thực hiện quy định của PLLĐ về giờ làm thêm của NLĐ hiện ở mức 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt mới được phép là 300 giờ/năm. Tuy nhiên mức quy định “cứng” như vậy khiến nhiều DN may gặp khó, nhiều khi không kịp sản xuất và NLĐ cũng bị ảnh hưởng thu nhập do thời gian làm thêm giờ không cao. Trước mắt, theo nhiều chuyên gia lao động: “Làm thêm giờ là hiện tượng phải chấp nhận với các DN may” (xem hộp 6- phụ lục 11). Song không thể lấy thực trạng để biện hộ cho nguyên nhân làm thêm giờ liên tục và lợi dụng làm thêm giờ, biến làm thêm giờ từ “giải pháp tình thế” thành hoạt động thường ngày, chủ yếu của các DN may. Bởi tăng giờ làm thêm chỉ có ý nghĩa cơ học, tăng số lượng sản phẩm nhưng năng suất lao động chưa chắc đã tăng. Pháp luật lao động nên điều chỉnh số giờ làm thêm theo tháng và theo năm giống như một số nước trong khu vực Châu Á. Việc xem xét dựa vào những quan điểm tiến bộ, khoa học về vấn đề đảm bảo số giờ làm thêm của NLĐ. Đồng thời phải căn cứ vào điều kiện sức khỏe của NLĐ, theo bà Nguyễn Ngọc Ngà – Phó chủ nhiệm Hội Y học lao động Việt Nam (2017): “Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rất rõ ràng làm thêm giờ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của NLĐ, nhất là các vấn đề về tim mạch, phơi nhiễm nghề nghiệp…” Đặc biệt tại các DN may đa số là NLĐ nữ họ cần có thời gian chăm lo cho gia đình, NLĐ chưa có gia đình cần điều kiện, thời gian gặp gỡ kết thân tìm hiểu bạn đời. Tuy nhiên, một số trường hợp bất khả kháng, phải tổ chức làm thêm giờ có thể thông cảm, song các DN may phải chú ý hai điều: một là tuân thủ pháp luật; hai là chú trọng “tình và lý” trong sử dụng lao động. Làm thêm giờ phải đảm bảo nguyên tắc “thỏa thuận”, không được ép buộc. Thời giờ làm thêm cần căn cứ vào điều kiện của NLĐ và tính chất công việc, không nên vượt quá 2 giờ/ngày. DN cần công khai, minh bạch định mức, thời gian, sản lượng mà NLĐ làm được trong quá trình làm thêm giờ tại các DN.
Đảm bảo tính tự nguyện về thời gian làm thêm tại các DN
Làm thêm giờ ở mức hợp lý để thực hiện lộ trình đảm bảo chất lượng cuộc sống cho NLĐ. Vì thế tại các DN may nên tăng tính tự nguyện về thời gian làm thêm đặc biệt là đối với NLĐ nữ theo Nghị định 85/2015/NĐ-CP: “Tạo điều kiện để lao động nữ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt”. Mặt khác, hơn bao giờ hết làm thêm giờ sẽ tăng thu nhập của NLĐ cho nên các DN may cần trao đổi trực tiếp, thẳng thắn vấn đề này với NLĐ để họ tự nguyện ký vào đơn làm thêm giờ nhưng không vì thế mà lạm dụng quá mức. Theo bà Angie S.W Phang – Tổng giám đốc JobStreet.com: “Làm thêm quá mức NLĐ sẽ bị áp lực, mệt mỏi, thiếu động lực, nghỉ việc đồng loạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và lợi nhuận của DN”. Vì vậy, đối với các DN may việc làm thêm giờ không phải là chiến lược lâu dài ngay cả khi NLĐ tự nguyện làm.
Trả lời