Để vươn tới thành công ở hiện tại và tương lai các DN may cần có những năng lực triển khai thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ để thích ứng với yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của thời đại. Đây là khâu cần tập trung mọi nguồn lực từ con người, tài chính, thông tin để triển khai.
Căn cứ vào quy mô, điều kiện thực tế của DN để tổ chức bô máy:
Đối với DNNVV: tích hợp trong các bộ phận, phòng ban có liên quan đến các đối tượng thực hiện TNXH đối với NLĐ trong bộ phận bộ phận Hành chính – Nhân sự. Đặc điểm cơ bản của cấu trúc này là một cấu trúc mềm. Trong đó Ban giám đốc là người đứng đầu phụ trách các hoạt động thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Theo đó trách nhiệm các hoạt động liên quan đến thực hiện sẽ được giao cho người đứng đầu bộ phận Hành chính- Nhân sự và các nhân viên phụ trách các mảng liên quan đến đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ như HĐLĐ, lương, thưởng, trợ cấp… và các bộ phận, đơn vị liên quan đến sẽ phối kết hợp thực hiện.
Đối với các DN lớn: công tác thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ có sự tập trung cao. DN thành lập: Ban TNXH, Ban tư vấn & cải tiến, Ban phát triển bền vững… Trong ban TNXH hoặc Ban tư vấn & cải tiến trong đó có ban tiểu ban TNXH đối với NLĐ. Cùng với đó, các DN may cần xây dựng quy chế hoạt động, các thủ tục và cơ cấu của Ban và tiểu ban gắn kết chặt chẽ với mục tiêu thực hiện TNXH TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ của các DN may này. Ban này (xem hình 13 – phụ lục 09) gồm một số chức danh như sau:
Cho dù ở loại hình cấu trúc tổ chức nào thì DN cần chủ động tổ chức bộ máy nhân lực thực hiện với mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ. Các DN nên tối ưu hóa các nguồn lực tham gia đặc biệt với cách tiếp cận “cho NLĐ tham gia” trong thực hiện TNXH đối với NLĐ làm cho ranh giới giữa người làm chủ và người làm thuê được xích lại gần nhau hơn. Cách tiếp cận này tại các DN giúp triển khai thực hiện đạt chất lượng và hiệu quả trong điều kiện hội nhập đa văn hóa.
Để thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ, các DN cần có bộ CoC về lao động để định hướng cho quá trình thực hiện theo các CoC: SA8000, WRAP, OSHAS10081. Hoàn thiện công tác lập hồ sơ đạt bộ CoC cần chú ý soạn thảo các thủ tục, quy trình về sử dụng lao động, điều kiện làm việc, ATVSLĐ…. và áp dụng dần dần trong DN. Bên cạnh đó, các DN cần phải thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ các yêu cầu đã lập trong hồ sơ để có được nền tảng nhất định để tiến hành áp dụng các bộ CoC đó. Ví dụ về các bước để được nhận bộ quy tắc SA 8000 (xem hộp 7- phụ lục 11).
Các tổ chức có quyền cấp các chứng chỉ như: UKAS, ANAB, ANZ, VICAS… Sau khi đối tác nhận được hồ sơ đăng ký của DN, đối tác sẽ đánh giá sơ bộ và chính thức tất cả những bộ phận trong DN có liên quan đến các quy định trong bộ tiêu chuẩn. Sau khi đáp ứng được các tiêu chuẩn đối tác sẽ cấp giấy chứng nhận và định kỳ, bên cấp giấy chứng nhận sẽ đánh giá để kiểm tra việc duy trì thực hiện CoC của các DN.
Để thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ đạt kết quả tốt với nguồn lực hữu hạn, DN cần đẩy mạnh ban hành các quy định, hướng dẫn bộ CoC như:
DN bồi dưỡng kiến thức về SA8000, WRAP, OHSAS18001 cho NLĐ cần chú trọng đến tính hiệu quả. Ví dụ một số DN lớn, điển hình tại Tổng Công ty may Việt Tiến đã ban hành quy định, hướng dẫn cam kết tuân thủ SA8000 (xem phụ lục 14).
DN phải thường xuyên tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ tháng, quý và năm để tìm ra những điểm không phù hợp, tìm ra càng nhiều điểm không phù hợp càng tốt, sau đó sẽ đưa vào xem xét của lãnh đạo để cải tiến liên tục hệ thống.
Tổ chức cuộc thi về các hệ thống quản lý trong phạm vi toàn DN. Bộ phận, phòng ban nào thực hiện tốt sẽ được xem xét khen thưởng và những bộ phận nào không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu, quy trình của SA8000, WRAP sẽ bị xử lý, điều này giúp cho các bộ CoC đó được phổ biến sâu rộng và trở thành ý thức của mọi NLĐ trong hành trình thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ của DN.
Đối với những DN may có quy mô lớn, có thương hiệu như: May 10, May Việt Tiến, May Đức Giang, May Sông Hồng nên xây dựng một bộ CoC riêng cho DN mình sao cho tích hợp các quy tắc ứng xử để cùng một lúc không phải thực hiện nhiều SA8000, WRAP, OHSAS 18001 đối với NLĐ trong DN của mình.
Đối với những DN may có quy mô nhỏ và vừa khó khăn chưa thể xa dần hay chính xác là không đủ tiềm lực về tài chính và nhân lực để có thể áp dụng ngay các bộ quy tắc ứng xử SA8000, WRAP, OHSAS 18001 nên có khâu chuẩn bị thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ về HĐLĐ, giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi…
Các DN may cần trang bị hạ tầng thông tin hiện đại để có cơ sở dữ liệu thông tin thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ một cách đầy đủ, cập thời. Để giảm cồng kềnh, hình thức, giấy tờ trong tổ chức hệ thống thông tin thực hiện các DN may có thể lựa chọn các giải pháp sử dụng các phần mềm quản trị nhân lực, các phầm mềm kế toán. Các phần mềm quản trị nhân sự đơn cử như: SV.HRIS, Perfect HRM 2012, Lucky Hrm, Fast HRM, Lotus Pro… Các giải pháp quản lý nguồn nhân lực hỗ trợ hệ thống thông tin nhân lực rất hiệu quả. Các giải pháp này không chỉ đáp ứng các nghiệp vụ thông thường trong việc quản lý nhân sự như chấm công, tính lương, quản lý thông tin nhân viên mà còn là công cụ để xây dựng hệ thống chức danh, xây dựng chính sách đãi ngộ giữ chân người tài cho DN có lực lượng nhân sự lớn. Minh chứng như phần mềm quản trị nhân sự SV.HRIS không chỉ đơn giản là quản lý hồ sơ nhân viên cơ bản mà là một giải pháp quản lý tổng thể nguồn nhân lực với các phân hệ chính trong tổ chức hệ thống thông tin (xem hình 14- phụ lục 09). Phân hệ của SV-HRIS cho phép quản lý: Hồ sơ, quản lý phép, chấm công, tiền lương, thưởng, bảo hiểm giúp các DN tự động ghi nhớ các chức năng sử dụng gần nhất theo từng người dùng, từng máy tính sẽ hỗ trợ tìm kiếm nhanh, tiện lợi khi nhập liệu với công thức tính lương động dễ dàng chỉnh sửa các tham số khi chính sách Nhà nước thay đổi về TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ (ví dụ tỷ lệ bảo hiểm, giảm trừ bản thân, giảm trừ gia cảnh).
Các DN may sở hữu một chiến lược truyền thông nội bộ minh bạch, rõ ràng, đa chiều là yếu tố quyết định ưu thế phát triển và cạnh tranh bền vững của DN. Một chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả sẽ không chỉ giúp gắn kết NLĐ trong DN, mà còn giúp lan tỏa hình ảnh của DN thu hút khách hàng và những ứng viên tiềm năng. Do vậy việc xây dựng một chiến lược truyền thông nội bộ lâu dài với mục tiêu tạo dựng một môi trường mở nhằm thu hút và giữ chân những ứng viên tiềm năng cần đón đầu xu hướng công nghệ phù hợp trong truyền thông nội bộ trong DN.
Thực tế cho thấy, ngày nay NLĐ tại các DN, phần lớn đều sở hữu ít nhất chiếc điện thoại di động với một số tài khoản gmail, yahoo hay tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo, viber.. và có nhu cầu kết nối, mở rộng mạng lưới thông tin mọi lúc mọi nơi. Vì vậy trong thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ cần “số hóa” các kênh truyền thông nội bộ: Tạp chí nội bộ, mạng nội bộ, bản tin điện tử, hội nghị NLĐ trực tuyến, giao tiếp trực tuyến, bảng tin trực tuyến, và đặc biệt là mô hình điện toán đám mây trong truyền thông thực hiện của DN.
Truyền thông nội bộ thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ chỉ hiệu quả khi đáp ứng được kỳ vọng DN, NLĐ. Vì thế, truyền thông nội bộ thực hiện không nên chỉ chú trọng vào mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền cũng như đảm bảo lợi ích của NLĐ cần được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó cần lắng nghe NLĐ khi xây dựng truyền thông nội bộ và tối ưu hóa tốc độ truyền tải thông tin
Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong các DN may. Nó không chỉ nâng cao năng lực công tác cho toàn bộ nhân lực đảm trách thực hiện mà còn cho toàn bộ thành viên trong DN có thể cùng phối kết hợp thực hiện các mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích. Tùy theo nội dung, loại hình và địa điểm đào tạo mà các DN may lựa chọn khung chương trình. Thiết lập khung chương trình đào tạo gồm: mục tiêu, đối tượng tham dự, hình thức đào tạo, lịch trình, nội dung và phương pháp đào tạo.
Đối với nhóm 1 là những nhân lực cốt cán tham gia vào đảm trách thực hiện TNXH cần phải thường xuyên đào tạo để cập nhật nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ, quy trình thực hiện, các CoC, các chính sách của Nhà nước về lao động, tiền lương, BHXH… Đối tượng này DN phải mời các chuyên gia hàng đầu về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ để đào tạo trực tiếp hoặc liên kết với các DN cung cấp chứng chỉ để đào tạo trực tuyến. Hình thức đào tạo trực tuyến tạo điều kiện cho DN tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hoàn thiện các hình thức đào tạo cho nhóm 2 theo: (i) Nội dung đào tạo: Đào tạo về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích, SA 800, OHSAS 18001, Đào tạo về WRAP; (ii) Loại hình: Đào tạo chính quy, phi chính quy, kèm cặp tại chỗ; (iii) Địa điểm: Đào tạo tại DN, đào tạo ngoài DN.
Triển khai TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cần phải đồng bộ, huy động mọi nguồn lực triển khai các chương trình cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Huy động các nguồn lực triển khai cần tính đến khả năng của DN nhằm kết hợp giữa điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa về thực hiện. Đây là kỹ thuật hình thành ma trận nguy cơ – cơ hội – điểm yếu – điểm mạnh. Ma trận SWOT với kết cấu gồm 9 ô để triển khai các chương trình bắt đầu từ liệt kê điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong DN. Sau đó là xác lập các phương án triển khai thực hiện các chương trình như: SO, WO, ST, WT về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ trong: HĐLĐ, giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi…
Mục đích là triển khai các chương trình khả thi có thể lựa chọn chứ không phải lựa chọn hay quyết định phương án triển khai nào là tốt nhất, không phải tất cả các phương án triển khai đề ra đều được thực hiện. Ví dụ như ma trận SWOT triển khai các chương trình TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ tại Tổng Công ty may Nhà Bè (xem bảng 4.3); Trong quá trình triển khai cần tập trung nâng cao hiệu quả các chương trình TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ và đầu tư có trọng điểm. Bất kỳ một tổ chức nào cũng mong muốn NLĐ của mình hoàn thành công việc với hiệu quả cao để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Tuy nhiên, trong DN luôn có những NLĐ làm việc hăng say nhiệt tình, có kết quả thực hiện công việc cao nhưng cũng có những NLĐ làm việc trong trạng thái uể oải, thiếu hứng thú trong lao động, thờ ơ với công việc, kết quả thực hiện công việc thấp, thậm chí bỏ việc. Để có thể tạo động lực lao động cho NLĐ thì các DN may phải xem xét sẽ phải đưa ra chính sách nào để thúc đẩy động lực làm việc của NLĐ, sẽ phải tạo ra môi trường làm việc, môi trường giao tiếp như thế nào để NLĐ cảm thấy thoải mái nhất và có động lực lao động cao nhất. Song không phải DN nào cũng có những giải pháp hoàn hảo cho tất cả những vấn đề này, bởi nguồn lực của DN là có hạn. Do đó, mỗi DN may sẽ phải lựa chọn những vấn đề ưu tiên nhất để giải quyết trước trong phạm vi nguồn lực hạn chế của mình để các quyết định, chính sách có thể huy động tối đa nhân lực thực hiện.
Để lại một bình luận