Việc hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn nhằm mục tiêu xác lập một mức cơ cấu nguồn vốn cân đối, bền vững nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân gia tăng giá trị DN. Việc hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn bao gồm những nội dung trọng tâm sau:
Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn đối với các khoản nợ vay
Hoàn thiện đối với các khoản nợ vay là việc thay đổi quy mô, cơ cấu và hình thức huy động đối với các khoản nợ vay của DN. Đối với trường hợp DN gặp khó khăn về tài chính, việc hoàn thiện được thực hiện thông qua việc cắt giảm các khoản nợ vay nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và chi phí sử dụng nợ vay. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiêp cũng có thể hoàn thiện các khoản nợ vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN qua việc lựa chọn đối với các khoản vay mới có lãi suất thấp hơn trên thị trường. Ngoài ra, việc đa dạng hoá công cụ và hình thức và kỳ hạn vay nợ là việc làm cần thiết đối với DN. Tuy thuộc vào thực trạng mà DN có hoạt động hoàn thiện nợ vay từ đơn giản đến phức tạp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các DN có thể thực hiện hoàn thiện đối với các khoản nợ vay theo các phương thức sau: (i) Đàm phán giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ vay; (ii) Chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần; (iii) Đa dạng hoá hình thức huy động nợ vay.
Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn đối với vốn chủ sở hữu: Trong trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu của DN quá thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến sự độc lập về mặt tài chính và tính tự chủ đối với quyết định về hoạt động kinh doanh, việc hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn cần được thực hiện theo hướng gia tăng quy mô và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu quá cao cũng gây trở ngại cho DN như gia tăng chi phí sử dụng vốn, không tận dụng đực ưu thế của đòn bẩy tài chính. Bởi vậy, trong trường hợp này, DN có thể thực hiện điều chỉnh giảm vốn chủ sở hữu nhằm phát huy tính hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn đối với vốn chủ sở hữu bao gồm: (i) Mua lại cổ phần; (ii) Hoán đổi chứng khoán cũ lấy chứng khoán mới; (iii) Gia tăng vốn góp của chủ sở hữu; (iv) Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn thường xuyên và tạm thời phù hơp với cơ cấu tài sản.
Trả lời