Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương năng động nhất của cả nước trong phát triển kinh tế. Trong suốt thời kỳ đổi mới, nhiều chương trình, mô hình, chính sách thực hiện tại TP HCM như thí điểm thành lập ngân hàng cổ phần (Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank) TP HCM; Thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, sau này là Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM; Thí điểm việc hình thành khu chế xuất – khu công nghiệp đã được nhân rộng cả nước.
Doanh nghiệp được xem là động lực, đóng góp quan trọng cho phát triển thành phố. Hiện tại, TP HCM hiện có khoảng hơn 300.000 doanh nghiệp, trong đó trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành phố luôn quan tâm, tạo ra một hệ thống cơ chế chính sách thông thoáng, hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn, lao động, thị trường, hội nhập quốc tế, đổi mới công nghệ, thông tin kinh tế, tạo ra sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn, quỹ đất, nhà xưởng, lao động, thị trường, chính sách thuế.
Về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp
+ Thành phố đã hình thành quỹ đầu tư, sử dụng kích cầu đầu tư với các doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư đổi mới mặt hàng, sản phẩm, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
+ Thiết lập chương trình kết nối Ngân hàng
Về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
+ Hình thành nhiều trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp để kết nối với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp: Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP HCM, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp với “Không gian khởi nghiệp” đặt tại trung tâm Quận 1; Cục thuế ra mắt trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thuận lợi, thông thoáng trong hoạt động cấp đăng ký kinh doanh theo tư duy “tiền đăng, hậu kiểm”, đăng ký qua mạng. Các ngành và UBND các quận, huyện phải công khai công tác quy hoạch, kế hoạch, tài liệu pháp lý của thành phố và địa phương trên cổng thông tin điện tử của đơn vị; hướng dẫn tham chiếu các văn bản luật và quy định của các cấp từ Trung ương đến địa phương để DN tiếp cận một cách dễ dàng.
Về tiếp cận đất đai
+ Rút ngắn thời gian trả kết quả xác nhận tính pháp lý về đất đai chỉ trong một
ngày. Theo quy định, thời gian thực hiện giao dịch bảo đảm là ba ngày làm việc
+ Phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2000 trên địa bàn; đồng thời, công bố, công khai chỉ tiêu quy hoạch, mật độ dân cư tại từng quận, huyện nhằm khắc phục tình trạng DN đi “xin” chỉ tiêu quy hoạch, rất tốn thời gian và chi phí.
Hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ
+ UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định hỗ trợ DN đầu tư, phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và CNHT thuộc bốn ngành trọng yếu gồm: Cơ khí; hóa chất nhựa, cao-su; chế biến lương thực thực phẩm; điện tử – công nghệ thông tin và hai ngành truyền thống là: dệt – may; da – giày là hướng đi đúng. Theo đó, DN thuộc các lĩnh vực này khi đầu tư vào ngành CNHT sẽ được hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, nhà xưởng…
+ TP Hồ Chí Minh đã xây dựng nhà xưởng từ ba đến tám tầng tại Khu công nghệ cao, Khu chế xuất (KCX) Linh Trung, Tân Thuận, Khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước, Đông Nam, trong đó xưởng nhỏ nhất có diện tích 100 m2, lớn nhất là
3.000 m2 để phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp CNHT.
Về cung cấp công khai thông tin cho DN
Phổ biến rộng rãi các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư đối với các công trình trọng điểm, các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư đến các DN trên địa bàn nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin giữa các DN trong nước và ngoài nước, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn…Chủ động cung cấp những thông tin mới về thị trường các nước, thông tin về thị trường tiềm năng, tập quán của mỗi quốc gia, lợi thế của hàng Việt Nam.
Xây dựng đồng bộ hệ thống dữ liệu của các DN làm CNHT, kể cả DN đầu tư nước ngoài để các DN dễ dàng liên kết, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cung ứng sản phẩm, thúc đẩy ngành CNHT của TP Hồ Chí Minh phát triển.
Về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao
Khác với các địa phương khác, bên cạnh việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quản lý nhà nước, các nhà khoa học cho các viên nghiên cứu, các trường đại học, thành phố đặc biệt quan tâm hỗ trợ đào tạo lực lượng doanh nhân, giám đốc doanh nghiệp với quan điểm: Nơi nào xây dựng được đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đông đảo, chất lượng thì nơi đó phát triển mạnh về mọi mặt, đóng góp nhiều cho đất nước không chỉ về ngân sách, việc làm. Chương trình đào tạo và bồi dưỡng 1.000 giám đốc cho các doanh nghiệp; chương trình đào tạo Giám đốc Điều hành doanh nghiệp – CEO – phiên bản mới và được Nhà nước cấp học bổng 30%.
Hỗ trợ về khoa học công nghệ
+ Thành phố hỗ trợ các DN, nhất là ngành cơ khí chế tạo khẩn trương đổi mới máy móc, công nghệ hiện đại, tiến tới sản xuất hàng hóa nhanh, số lượng lớn, giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt, thời gian giao hàng nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.
+ Hỗ trợ lãi suất cho những doanh nghiệp có dự án sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao có sự tham gia của các nhà khoa học từ các trường đại học, viện nghiên cứu.
+ Chính sách hỗ trợ để thúc đẩy các hoạt động R&D trong doanh nghiệp trên
cơ sở là sự kết nối công nghệ với các trường đại học.
+ Nghiên cứu và thực hiện chính quyền điện tử để chấm dứt giao dịch qua quá nhiều sở, ban, ngành, tới năm 2020 sẽ có tới 30% tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử. Ưu đãi về chính sách cho DN lĩnh vực CNTT; hỗ trợ lãi suất vay kích cầu cho DN từ 70 – 100%.
+ Phát triển mô hình khởi nghiệp, tập trung vào các giải pháp mở rộng quy mô nguồn “Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” từ 30 tỷ lên hàng trăm tỷ đồng; hình thành “Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. HCM” trên cơ sở hợp tác giữa Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. HCM; mở rộng “Sàn giao dịch ý tưởng kinh doanh” và tổ chức “Sàn đầu tư khởi nghiệp” thường niên. Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO giúp doanh nghiệp hiểu rõ vấn đề xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do, sử dụng thành thạo cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa.
Trả lời