Hoạt động sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Ở góc độ doanh nghiệp nghiên cứu về sản xuất xanh là rất cần thiết trong việc thúc đẩy TTX trong doanh nghiệp. Các nghiên cứu về sản xuất xanh chia thành hai nhóm: các nghiên cứu về khái niệm sản xuất xanh và các nghiên cứu về các công cụ và mô hình phân tích khác nhau để xác định sản xuất xanh ở các cấp độ khác nhau [70].
Nhóm nghiên cứu thứ nhất, đề cập đến tầm quan trọng của năng suất xanh là công cụ cạnh tranh và xem năng suất xanh là tất cả các hoạt động cố gắng để giảm các chất thải. Năng suất xanh tiềm năng có thể đạt được trong kết quả sản xuất [71]. Sản xuất bền vững và xanh là mô hình tương lai với mô hình kinh doanh dựa trên thiết kế môi trường sử dụng công nghệ nano/bio/nguyên vật liệu (NVL) sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm sinh thái thân thiện [72]. Wang L & Lin L (2007) [73] đề xuất khung ba trụ cột để giám sát và phân loại thông tin bền vững ở cấp doanh nghiệp thông qua hệ thống chỉ số bền vững. Khung chi phí xã hội và môi trường cấp doanh nghiệp và các giá trị trong các hoạt động kinh tế bổ trợ các quyết định quản lý. Phương pháp đề xuất này giúp người ra quyết định đưa ra các kế hoạch sản xuất xanh. Burke S & Gaughran W. F (2007) [74] cũng đưa ra khung khác về bền vững để nhận dạng sản xuất xanh. Khung được dựa trên các nghiên cứu của họ về các nhà sản xuất đạt chứng chỉ ISO 14001 thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhóm nghiên cứu thứ hai gồm các nghiên cứu của Melnyk và cộng sự đề xuất công cụ MRP cho phép lập kế hoạch nhu cầu về NVL (Material Requirements Planning). Công cụ này là một hệ thống lập kế hoạch yêu cầu về NVL. MRP xanh giải bài toán tối thiểu hóa tác động môi trường trong quản lý chất thải công nghiệp, bằng cách xác định kế hoạch tác nghiệp tiềm năng và các vấn đề liên quan tới môi trường [75]. Fiksel Joseph R (1996) [76]tập hợp các công cụ phân tích khác nhau xuất hiện từ nghiên cứu thiết kế sản phẩm/quá trình đối với sản xuất xanh [77]. Các công cụ sử dụng bao gồm phân tích vòng đời (LCA), thiết kế môi trường (DfE), các phương pháp nhận dạng và phân tích rủi ro. Mô hình khác với phương pháp phân tích mạng lưới được thực hiện để phân tích tiềm năng của mỗi tác động tạo ra bởi các loại chất thải khác nhau trong quá trình sản xuất [77]. Ahmed M. Deif (2011) [70] đưa ra mô hình hệ thống sản xuất xanh. Mô hình trình bày kế hoạch và các hoạt động kiểm soát cần thiết để chuyển từ sản xuất ít xanh thành xanh hơn và hiệu quả sinh thái hơn. Mục đích của mô hình hệ thống sản xuất xanh là hiểu rõ hơn sản xuất xanh bằng cách: đưa ra các hoạt động cần thiết để đánh giá cấp độ xanh hiện tại của hệ thống sản xuất, phác thảo kế hoạch chuyển dịch xanh và các công cụ và hệ đo lường kiểm soát cần thiết cho quá trình chuyển dịch, mô tả làm thế nào để duy trì những cải tiến và xây dựng những cải tiến để duy trình các hệ thống hiệu quả sinh thái hơn. Tim Baines & cộng sự (2012) [58] đề cập đến: các dạng sản xuất xanh, hướng sản xuất xanh doanh nghiệp có thể theo đuổi, vai trò của sản xuất xanh trong chiến lược cạnh tranh, những thách thức khi thực hiện sản xuất xanh. Maruthi G. Dilip & Rashmi R (2015) xem sản xuất xanh là công cụ cải tiến và đưa ra các kỹ thuật đạt được sản xuất xanh bao gồm: sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) trong đó đề cập đến một số phương pháp như Jit, Kanban, 5S, Poka-yoke, và hệ thống quản lý ISO 14000 & 14001. Nukman Y & cộng sự (2017) [79] sử dụng kỹ thuật chỉ số sản xuất xanh (GMI) để xác định hiệu quả của quá trình sản xuất xanh về mặt kinh tế và môi trường và phù hợp trong bất kỳ quá trình sản xuất công nghiệp nào. Ngoài ra, lý thuyết tập mờ được sử dụng để xác định một nhân tố trọng số mờ của mỗi loại tác động phân bổ tới toàn bộ tác động môi trường tiềm năng trên hệ sinh thái. Phương pháp toán mờ được sử để phân tích và lựa chọn các hướng ưu tiên sản xuất xanh sử dụng phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn (MCDM) và phương pháp TOPSIS [80] [81]. Để nhận dạng sản xuất xanh trên cấp độ máy móc, Krishnan N & cộng sự (2004) [82] đề xuất công cụ phân tích các hệ thống giá trị môi trường để đánh giá kết quả môi trường của quá trình bán dẫn. Công cụ này phát triển việc đánh giá môi trường thông qua phương pháp phân tích từ “dưới lên trên”, lắp ráp các mô hình môi trường thiết bị để mô tả một hệ thống.
Động lực để doanh nghiệp triển khai sản xuất xanh chính là những lợi ích mà sản xuất xanh có thể mang lại cho doanh nghiệp:
Trả lời