Sự phát mới công nghệ
Đổi mới có thể từ kiến thức công nghệ và phi công nghệ. Đổi mới phi công nghệ có liên quan đến bí quyết, kỹ năng và điều kiện làm việc trong các tổ chức. Trụ cột cuối cùng của khả năng cạnh tranh tập trung vào đổi mới công nghệ. Trong dài hạn, các tiêu chuẩn để tồn tại của doanh nghiệp có th được tăng cường chủ yếu bởi sự đổi mới công nghệ.
Đổi mới công nghệ là trung tâm của sự phát tri ển bền vững. Công nghệ là tập hợp kiến thức bao gồm đầy đủ các thiết bị, phương pháp, quy trình và thực tiễn có thể được sử dụng, để thực hiện các mục đích nhất định của con người, trong khi đổi mới là quy trình mà công nghệ được hình thành, đã phát triển, mã hóa và triển khai tổ chức. Sự phát triển sáng tạo có thể tạo điều kiện doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và tiếp đến là tăng trưởng xuất khẩu. Một số nghiên cứu cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa đổi mới công nghệ và quốc tế hóa (López và García, 2005, Filipescu và cộng sự, 2009). Theo đó, các doanh nghiệp có xu hướng quốc tế nhờ lợi thế cạnh tranh công nghệ của họ và đồng thời việc tham gia vào thị trường quốc tế cũng đem đến cho họ khả năng đổi mới công nghệ nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều về vấn đề này (Vila và Kuster, 2007).
Đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng, các nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ quan điểm cho rằng sự đổi mới đem lại sự tăng cường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, cùng với công nghệ có tác động tích cực và đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp (Bayramoglu và cộng sự (2017). Sự đồng thuận quan điểm trên cho thấy rằng đổi mới là một động lực quan trọng của xuất khẩu.
Thị trường quốc tế là nơi các doanh nghiệp có thể khai thác sự đổi mới và từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của họ. Các doanh nghiệp có sự cải tiến, đổi mới sẽ có xu hướng gia nhập thị trường nước ngoài nhiều hơn do khối lượng hàng hóa bán ra tăng lên từ việc nâng cấp sản phẩm và do chi phí sản xuất thấp hơn nên giá thành sản phẩm sẽ giảm, đồng thời sự gia nhập nhiều hơn này để dàn trải chi phí cố định của sự đổi mới trên một số lượng lớn các thị trường (Zahra, Ireland và Hitt, 2000, Bustos, 2011). Đầu tư vào tài nguyên công nghệ là tiền đề quan trọng cho doanh nghiệp để phát triển lợi thế cạnh tranh quốc tế dựa trên chi phí/sự khác biệt. Như vậy, các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng hoạt động của họ ra các thị trường khác ngoài thị trường nội địa và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư công nghệ của họ (Bianchi, 2009).
Các nước kém phát triển vẫn có thể cải thiện năng suất của mình bằng cách áp dụng các công nghệ hiện có hoặc thực hiện các cải tiến gia tăng. Đối với những nơi đã đạt đến giai đoạn phát triển của sự đổi mới thì sẽ không thể tăng năng suất được nữa. Các doanh nghiệp ở các nước này phải thiết kế và phát triển các sản phẩm và quy trình tiên tiến để duy trì lợi thế cạnh tranh và chuyển sang các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn. Sự tiến triển này đòi hỏi một môi trường thuận lợi cho hoạt động đổi mới và được hỗ trợ bởi cả khu vực công và tư nhân. Nghĩa là phải đầu tư đầy đủ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D), đặc biệt là khu vực tư nhân; sự hiện diện của các viện nghiên cứu khoa học chất lượng cao có thể tạo ra những kiến thức cơ bản cần thiết để xây dựng các công nghệ mới; hợp tác rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển công nghệ giữa các trường đại học và ngành công nghiệp; và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đổi mới công nghệ (có thể theo một trong hai hình thức là đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quá trình) tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và mở ra nhiều cơ hội ở thị trường nước ngoài (Eriksson và cộng sự, 1997).
Như vậy, về mặt lý thuyết đổi mới công nghệ có tác động tích cực đến xuất khẩu.
Chất lượng nguồn nhân lực
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa chất lượng nguồn nhân lực và xuất khẩu. Cụ thể là, hoạt động xuất khẩu sẽ được thực hiện một cách thuận lợi hơn nếu thị trường lao động tạo thuận lợi cho quá trình chuyên môn hóa và biên độ việc làm có thể được điều chỉnh thường xuyên dựa trên tính linh hoạt của thị trường (Grossman, 2004; Ohnsorge và Trefler, 2007). Các nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng các nước có chất lượng nguồn nhân lực tốt hoặc lao động có tay nghề cao thường xuất khẩu nhiều hơn (Costinot (2009).
Nguồn nhân lực được cho là có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu do hai lý do sau đây. Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trình độ công nghệ của công ty. Thứ hai, đội ngũ nhân viên có trình độ cao thể hiện khả năng xây dựng và duy trì mối liên hệ với các công ty nước ngoài một cách có hiệu quả. Do mức độ tương tác cao giữa người sử dụng và nhà cung cấp nên nhân viên phải có năng lực ngoại ngữ tốt và có kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa (Winsted và Patterson, 1998). Nhìn chung, mối quan hệ tích cực giữa nguồn vốn con người và xuất khẩu đã được khẳng định trong các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm (Contractor và cộng sự, 2008, Roper và cộng sự, 2006 ).
Như vậy, trên phương diện lý thuyết, các quốc gia với nguồn nhân lực chất lượng cao có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia. Trong đề tài này, chất lượng nguồn nhân lực được giả định có tác động tích cực đối với xuất khẩu.
Trả lời