Vai trò chiến lược tăng trưởng xanh đối với doanh nghiệp
Ở cấp độ doanh nghiệp chiến lược TTX có ba vai trò quan trọng [66]:
(1) Giúp doanh nghiệp ra quyết định, thay đổi hoạt động, và duy trì cải tiến hiệu quả mà vẫn tác động tích cực tới môi trường;
(2) Giúp doanh nghiệp nhận ra vai trò của doanh nghiệp trong quản lý môi trường, truyền thông vai trò của doanh nghiệp đến toàn thế giới, xác định cơ hội và những hướng đầu tư “xanh” sẽ được theo đuổi như thế nào;
(3) Thúc đẩy doanh số từ việc phát triển và bán sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường, giảm chi phí từ việc quản lý tốt hơn việc sử dụng năng lượng và tài nguyên.
Cấu trúc và tiến trình chiến lược xanh doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần xác định tầm nhìn và chiến lược rõ ràng để đưa ra quyết định đúng đắn giúp tập trung vào những mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp. Ưu tiên chính là cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt tới khách hàng đồng thời đảm bảo sự thân thiện với môi trường. Để đạt được mục tiêu chiến lược xanh thì doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược xanh bao gồm các chiến lược cụ thể tương ứng với các hoạt động trong mỗi chiến lược đó. Hình 1.4 thể hiện các chiến lược và ảnh hưởng của chiến lược xanh tới các hoạt động của doanh nghiệp:
Hình 1.5 mô tả các giai đoạn phát triển chiến lược xanh. Khi doanh nghiệp chuyển từ mức độ nhận thức lên mức độ phát triển trong mô hình tăng trưởng chiến lược xanh thì vai trò của người lãnh đạo thay đổi, vai trò của chính sách và quản lý trở nên phức tạp hơn với các hoạt động tăng tính liên kết trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp và tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để cải thiện môi trường.
Các doanh nghiệp ở bước đầu trong mô hình đánh giá tăng trưởng xanh có thể bắt đầu từ việc xác định mục tiêu. Xác định mục tiêu chính về khả năng cơ bản trong cạnh tranh và đạt được sự khác biệt là gì. Câu trả lời sẽ dựa trên mô hình tháp chiến lược, đó là sự bù trừ giữa việc giảm thiểu rủi ro và tăng trưởng doanh thu từ việc thay đổi sang giai đoạn khác trong mô hình tăng trưởng xanh.
Rất nhiều doanh nghiệp đã có những bước tiến bộ quan trọng phù hợp với chiến lược xanh. Tuy nhiên có một số ít doanh nghiệp có quan điểm lớn hơn về “năng lực xanh” trong hiện tại và tiềm năng lớn của những khả năng này cần phải được quan tâm trong bối cảnh tổng thể doanh nghiệp. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp đã chấp nhận những sáng kiến cải thiện môi trường tuy nhiên việc triển khai sáng kiến đó cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu môi trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược xanh vừa là động lực đồng thời cũng là cản trở đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định rõ động lực và những cản trở trong việc thực hiện chiến lược xanh. Từ đó, giảm bớt hoặc loại bỏ những cản trở và tăng cường động lực sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược xanh một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
Triển khai chiến lược xanh ở doanh nghiệp
Xác định tầm nhìn và sứ mệnh chiến lược: tầm nhìn chiến lược thường được đưa ra qua việc đánh giá mô hình chiến lược, đánh giá so sánh chuẩn từ những công ty và ngành công nghiệp khác thông qua việc phân tích thị trường và phân khúc khách hàng, đánh giá công nghệ mới, và đánh giá các yếu tố cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp truyền thông tầm nhìn chiến lược tới các nhân viên, tới các bộ phận và tập trung các hoạt động doanh nghiệp hướng vào các mục tiêu chính. Tầm nhìn chiến lược lựa chọn ở mức độ vừa đủ để doanh nghiệp xây dựng các sứ mệnh giúp người đứng đầu mỗi bộ phận có thể xây dựng các kế hoạch tác nghiệp cụ thể. Ví dụ về tầm nhìn chiến lược xanh và sứ mệnh xanh thể hiện ở Bảng 3:
Thiết lập các yêu cầu về tổ chức, quá trình, và công nghệ trong tương lai: doanh nghiệp cần thiết lập các yêu cầu cụ thể để đáp ứng các mục tiêu tầm nhìn chiến lược. Yêu cầu về tổ chức, quá trình và công nghệ cần chỉ rõ cho các lãnh đạo doanh nghiệp, người quản lý và nhân viên. Cụ thể, với mỗi khả năng xanh cho phép trong bước 2 thì các yêu cầu về tổ chức, quá trình, công nghệ tương tứng cần có là gì.
Mô tả trạng thái hiện tại và đánh giá khoảng cách với trạng thái tương lai: với mỗi yêu cầu trong tương lai, doanh nghiệp cần phải đưa ra trạng thái hiện tại và tương lai, sau đó đánh giá xem khoảng cách thuộc loại khoảng cách gì và khoảng cách ở mức nào (trung bình, nhỏ, hay thấp); và sáng kiến rút ngắn khoảng cách là gì.
Xác định và ưu tiên những sáng kiến chuyển đổi: doanh nghiệp xác định những sáng kiến lấp đầy khoảng cách trong bước 4. Doanh nghiệp chỉ rõ và tài liệu hóa các sáng kiến, giải pháp thực hiện, ước tính chi phí thực hiện, lơi ích sáng kiến và sự ưu tiên.
Thiết lập bản đồ thay đổi và khung cảnh trạng thái tương lai: doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chuyển đổi và khung cảnh tương lai để quản lý hiệu quả việc thực hiện tầm nhìn chiến lược. Khi đã xác định và ưu tiên các sáng kiến, doanh nghiệp cần xác định chi phí và lợi ích; các nguồn lực cần thiết để thực hiện. Kế hoạch chuyển đổi bao gồm tất cả các sáng kiến được thực hiện, thời gian thực hiện, và xem xét mối liên hệ và các ràng buộc giữa các sáng kiến.
Quản lý chuyển đổi, đo lường hiệu quả, và cải tiến bền vững: doanh nghiệp khi áp dụng các sáng kiến cần quản lý việc áp dụng các sáng kiến đảm bảo đạt được mục đích đề ra. Các hoạt động cần quản lý bao gồm: các hoạt động bên trong các hoạt động thuê ngoài; nhân viên và cơ sở hạ tầng; phạm vi và thời gian thực hiện; mối quan hệ với các bên liên quan; rủi ro và lựa chọn làm giảm sự chênh lệch trong quá trình thực hiện.
Xác định lại các khoảng cách mới: mỗi năm doanh nghiệp nên đánh giá lại khoảng cách trạng thái. Việc xác định lại khoảng cách giúp doanh nghiệp biết được việc thực hiện các sáng kiến đồng thời có thể nâng cao cải tiến liên tục.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược kinh doanh xanh [67] bởi những lợi thế cạnh tranh từ chiến lược xanh mang lại như: những cơ hội từ thị trường mới xuất hiện; lợi thế người đi tiên phong trong thị trường; quản lý được các chi phí và rủi ro; phần thưởng từ môi trường. Quy trình quản lý chiến lược xanh đối với SMEs bao gồm 6 bước: (1) xác định mục tiêu, sứ mệnh; (2) phân tích môi trường; (3) lựa chọn chiến lược; (4) xác định chiến lược cơ sở; (5) triển khai thực hiện và (6) đánh giá và kiểm soát chiến lược.
Trả lời