“Đánh giá mang tính ác cảm về kinh tế” xuất phát từ những nhận xét của người tiêu dùng về mối quan hệ kinh tế hiện nay giữa TQ và Việt Nam (xem bảng 3.9).
Thành phần này đã từng được đề cập trong các nghiên cứu của Klein và cộng sự. (1998) và Lee và Lee (2013) với các nội dung gần tương tự.Nghiên cứu của Harmeling và cộng sự. (2015) có đo lường khái niệm này nhưng độ giá trị và tin cậy của nó không đạt, vì vậy các tác giả không đưa khái niệm “đánh giá mang tính ác cảm về kinh tế” vào mô hình kiểm định. Như vậy, nghiên cứu tiếp theo nên xem xét mối quan hệ giữa thành phần “đánh giá mang tính ác cảm về kinh tế” và các trạng thái cảm xúc tiêu cực khác nhau của người tiêu dùng ví dụ như “tức giận”, “khinh ghét”, “lo lắng”. Giả thuyết đề xuất: có mối quan hệ cùng chiều giữa “đánh giá mang tính ác cảm về kinh tế” đối với cảm xúc “tức giận”; “khinh ghét” và “lo lắng”.
Trả lời