1 Thuận lợi:
Gia nhập WTO, công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập thị trường thế giới. Dự báo, đến năm 2010, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm của Việt Nam đạt từ 3-5 tỷ USD.
2 Khó khăn:
– Khi chính thức là thành viên của WTO, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm cùng loại nhập khẩu giá rẻ, chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt, giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, trong đó có máy tính, các thiết bị kỹ thuật số và các loại linh kiện điện tử. Ngoài ra, các rào cản phi thuế quan khác đối với các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được gỡ bỏ (bao gồm cả dịch vụ sản xuất phần mềm). Bên cạnh đó, khi là thành viên của WTO, Việt Nam cũng sẽ tham gia Hiệp ước Công nghệ thông tin. Những nội dung cam kết cơ bản của Việt Nam khi tham gia hiệp ước là sẽ giảm mức thuế này theo lộ trình cắt giảm xuống 0% đối với 330 sản phẩm công nghệ thông tin, trong vòng 5 năm đối với các sản phẩm phần cứng, thiết bị ngoại vi, linh phụ kiện điện tử và 7 năm đối với các sản phẩm như điện thoại, cáp viễn thông (trừ cáp biển). Gia nhập WTO, hàng rào bảo hộ của Nhà nước đối với công nghệ điện tử (CNĐT) sẽ phải gỡ bỏ, trong khi các nước trong khu vực CNĐT của họ phần lớn mạnh hơn ta. Chúng ta vừa may và không may là nằm giữa trung tâm CNĐT thế giới. Thế giới người ta gọi vòng cung Đông Á là vòng cung công nghệ điện tử chiếm khoảng 2/3 sản lượng CNĐT toàn cầu. Trong khi đó CNĐT các nước trong khu vực người ta đều đi trước ta, Việt Nam là chỗ trũng nhất, nếu như một “cái ao” mà bỏ đi các hàng rào, thì có chỗ trũng là bị thách thức nhiều nhất. Đây là một thách thức rất lớn đối với CNĐT Việt Nam.
– Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tuy đã phát triển về số lượng (khoảng 200 DN), nhưng phần lớn là các DN nhỏ, ít vốn, công nghệ sản xuất chưa cao.Trong khi đó, các công ty đa quốc gia đã thống trị toàn cầu từ chuyên môn, công nghệ, đến thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối, khống chế thị trường toàn cầu. Một số DN Việt Nam tìm được đối tác để gia công hàng XK nhưng lại không đủ vốn và công nghệ để sản xuất nên đành phải chuyển giao sang cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Một nguyên nhân nữa khiến năng lực cạnh tranh của hàng điện tử Việt Nam bị yếu: Trong khi ngành công nghiệp sản xuất linh kiện còn chưa phát triển thì thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất của ta lại quá cao. Vì thế, hàng Việt Nam cạnh tranh về giá ở thị trường trong nước còn khó, chưa nói gì đến cạnh tranh ở nước ngoài.
Trả lời