Hiệu quả hoạt động là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của các DN, là kết quả tổng hợp của các biện pháp, quyết định quản trị của DN. Để đo lường hiệu quả hoạt động của các DN, các chỉ tiêu sau được sử dụng: (i) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA); (ii) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE); (iii) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS); (iv) Tỷ suất lợi nhuận kinh tế của tài sản (BEP).
Biểu đồ 2.4 phản ánh sự biến động về hiệu quả hoạt động qua 2 giai đoạn chính như sau: (i) Sự tăng trưởng trong giai đoạn 2012-2014 và (ii) Sự giả sút trong giai đoạn 2014-2017. Trong giai đoạn 2012-2014: ROA tăng từ 3,85% lên 9,85%; ROE tăng từ 10,54% lên 21,44%; ROS tăng từ 10,8% lên 18,48%; BEP tăng từ 7,09% lên 12,90%. Trong giai đoạn 2014-2017: ROA giảm từ 9,85% xuống còn 6,64%; ROE giảm từ 21,44% xuống còn 16,74%; ROS giảm từ 18,48% xuống còn 13,38%; BEP giảm từ 12,90% xuống còn 8,95%. Hiệu quả hoạt động của các DN gia tăng trong giai đoạn 2012-2014 do các DN chủ yếu được hưởng lợi ích từ sự chênh lệch tỷ giá đối với các khoản nợ vay ngoại tệ và giá bán điện bình quân gia tăng từ mức 1.3690 đ/KWh năm 2012 lên 1.622 đ/KWh năm 2014 cùng với lưu lượng nước đổ vào các sông Thuỷ điện gia tăng do sự khởi điểm của sự biến đổi khi hậu từ hiện tượng La Nina. Ngược lại, kể từ năm 2014 trở đi với sự biến động bất lợi từ các khoản nợ vay nước ngoài từ tỷ giá hối đoái và sự khởi điểm của hiện tượng El Nino đã làm cho lợi nhuận của các DN ngành điện bị giảm sút mạnh.
Đối với nhóm CTCP quy mô lớn (Phụ lục 4): Sự biến động về hiệu quả hoạt động được chia làm 2 giai đoạn: (i) giai đoạn 2012-2014: hiệu quả hoạt động gia tăng mạnh (ROA tăng từ 2,39% lên 10,09% và ROE tăng từ 7,62% lên 23,90%; ROS tăng từ 2,39% lên 10,9%; BEP tăng từ 5,30% lên 12,92%;);
(ii) giai đoạn 2014-2017: hiệu quả hoạt động giảm mạnh (ROA giảm từ 10,09% xuống còn 6,47% và ROE giảm từ 23,90% xuống còn 14,04%; ROS giảm từ 10,09% xuống 6,47%; BEP giảm từ 12,92% xuống còn 8,41%).
Đối với nhóm CTCP quy mô trung bình (Phụ lục 4): Các hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động biến động khá ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể: ROA giảm từ 8,04% năm 2012 xuống 6,96% năm 2013 tăng lên 9,41% năm 2014 giảm xuống 6,85% năm 2016 tăng lên 9,43% năm 2017; ROE giảm từ 16,34% năm 2012 xuống còn 13,07% năm 2013 tăng lên 16,6% năm 2014 giảm xuống 11,94% năm 2016 và tăng lên 17,24% năm 2017; ROS giảm từ 12,98% năm 2012 xuống 11,32% năm 2013 tăng nhẹ lên 11,40% năm 2014 giảm xuống 8,65% năm 2016 và tăng lên 10,79% năm 2017; BEP giảm từ 12,91% năm 2012 xuống còn 11,97% năm 2013 tăng lên 13,12% năm 2014 giảm xuống 9,99% năm 2016 và tăng lên 12,87% năm 2017.
Đối với nhóm CTCP quy mô nhỏ (Phụ lục 4): Các hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động biến động ổn định trong giai đoạn 2012-2016 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-2017. Bình quân giai đoạn 2012-2016, các hệ số ROA, ROE, ROS và BEP lần lượt là 9,92%; 15,06%; 22,79% và 13,11%. Trong giai đoạn 2016-2017, các hệ số trên có sự gia tăng: ROA tăng lên mức 14,74%; ROE tăng lên mức 20,32%; ROS tăng lên mức 29,86% và BEP tăng lên mức 18,66%.
Qua phân tích hiệu quả hoạt đông của các CTCP ngành điện niêm yết có thể nhận thấy: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trải qua 2 giai đoạn chính tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2014; giảm xuống trong giai đoạn 2014- 2017. Mức độ biến động hiệu quả hoạt động tương đối mạnh với nhóm DN quy mô lớn và ổn định với nhóm DN quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Tính ổn định đối với nhóm quy mô trung bình và nhỏ sẽ truyển tải tín hiệu tốt đến các nhà đầu tư trên thị trường tài chính về triển vọng phát triển của các DN; việc tiếp cận các khoản tài trợ sẽ thuận lợi hơn với nhóm DN quy mô trung bình và nhỏ. Tuy nhiên với nhóm DN quy mô lớn, việc biến động cao như vậy sẽ gây khó khăn cho các DN khi muốn tài trợ nguồn vốn với chi phí thấp trong thời gian tới.
Trả lời