Những hạn chế của lực lượng lao động kỹ năng Việt Nam tham gia di chuyển lao động trong AEC là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Có thể nêu những nguyên nhân chủ quan chính sau:
Thứ nhất, mô hình tăng trưởng của Việt Nam chưa tạo điều kiện chủ động lựa chọn và tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN.
Thứ hai, công tác quản lý nhà nước trong tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN còn nhiều hạn chế:
Thứ ba, hệ thống giáo dục – đào tạo và giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam còn hạn chế, chưa thích ứng với hệ thống giáo dục quốc tế nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Đây là hạn chế về hệ thống, gây ảnh hưởng đến chất lượng của cả lực lượng lao động nói chung và lao động kỹ năng nói riêng, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của lao động kỹ năng Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Năng lực lao động để đáp ứng yêu cầu tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong AEC còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng như kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm như giao tiếp, phối hợp, làm việc theo tổ nhóm; ngoại ngữ… Đây là những rào cản làm hạn chế khả năng tham gia, khả năng cạnh tranh của lao động kỹ năng Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN.
Thứ tư, hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ lao động di chuyển của Việt Nam chưa cập nhật các thông tin, yêu cầu, nội dung về di chuyển lao động của AEC và các quốc gia thành viên để cung cấp các dịch vụ phù hợp, đáp ứng yêu cầu của lao động kỹ năng có nhu cầu di chuyển lao động trong AEC..
Thứ năm, chưa có nhiều nỗ lực trong thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN về triển khai thực hiện các cam kết, chia sẻ thông tin về cung – cầu lao động, đặc biệt là về lao động có kỹ năng cao, hợp tác hay kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục và đào tạo, hỗ trợ đăng bạ và làm các thủ tục đăng ký di chuyển để đưa các MRAs vào thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường lao động khối kinh tế khu vực cũng như của từng quốc gia thành viên.
Để lại một bình luận