Đầu tư:
Tính đến hết năm 2018, đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 2133 dự án và lượng vốn FDI cam kết là 23,9 tỷ USD. Riêng năm 2018, các nhà đầu tư từ EU đã rót vốn khoảng 1,068 tỷ USD vào 139 dự án ở Việt Nam. EU đã vươn lên xếp thứ 6 trong số những đối tác FDI đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Các nhà đầu tư châu Âu có lợi thế vượt trội về công nghệ, do vậy đã đóng góp tích cực trong việc tạo dựng một số ngành nghề mới cũng như các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao. EU có một số tập đoàn lớn đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp, Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Đi ển)… Xu hướng đầu tư chủ yếu của EU phần lớn vẫn là các ngành công nghiệp công nghệ cao nhưng thời gian gần đây xu thế này có chiều hướng thay đổi tập trung phát triển nhiều hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính,.).
Về lĩnh vực đầu tư, tính đến đầu năm 2017, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với 630 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 8 tỷ USD chiếm 32,2% về số dự án và 34,7% vốn đăng ký của EU tại Việt Nam. Đứng thứ 2 là sản xuất phân phối điện với tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, chiếm 14,8%. Vị trí thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 2,5 tỷ USD chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam.
Về địa bàn đầu tư, các nước EU có dự án tại hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam (54/63 tỉnh, thành phố), trong đó thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều dự án nhất với 799 dự án, tổng vốn đăng ký 3,6 tỷ USD, chiếm 40,7% tổng số dự án và 17,1% tổng vốn đăng ký. Hà Nội thu hút tổng vốn đầu tư là 3,6 tỷ USD (436 dự án), tiếp theo là các địa phương như Quảng Ninh, Đồng Nai, B à Rịa – Vũng Tàu…
Về đối tác đầu tư, 5 quốc gia đầu tư mạnh nhất vào Việt Nam gồm Anh, Hà Lan, Pháp, Đức, chiếm 71,7% tổng số dự án và 83,1% tổng vốn đăng ký của EU tại Việt Nam. Trong đó, Hà Lan là quốc gia đầu tư mạnh với 282 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 25,5% tổng vốn đăng ký của EU, quy mô vốn bình quân lớn khoảng 27,1 triệu USD.
Về hình thức đầu tư, các nước EU đầu tư nhiều nhất theo hình thức 100% vốn nước ngoài; tiếp theo là hình thức liên doanh, còn lại là các hình thức khác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng OT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuy n giao). BT (Xây dựng – Chuyen giao). BTO (Xây dựng – Chuyen giao – Kinh doanh). Công ty cổ phần, Công ty mẹ con.
Về đầu tư sang EU, nhìn chung đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang EU không nhiều và chỉ tập trung vào một số quốc gia như Đức, Hà Lan, Séc. Tính đến thời điem tháng 6/2015. Việt Nam có 57 dự án đầu tư trien khai tại 13 nước thành viên EU với tổng vốn đăng ký khoảng 151,914 triệu USD. Các dự án còn hiệu lực của Việt Nam đầu tư sang EU là khoảng 33 dự án, chủ yếu là sang các nước như Đức, Hà Lan, B a Lan, Anh, Séc, trong đó Đức chiếm nhiều nhất với 10 dự án và tổng vốn đăng ký là 24,2 triệu USD.
EU và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán Hiệp định EVIPA vào tháng 7/2018. Hiệp định này bao gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư có the thực thi thông qua một Hệ thống Tòa án về Đầu tư mới và đảm bảo rằng quyền của các chính phủ của cả Việt Nam và EU trong việc điều chỉnh trên cơ sở lợi ích của các công dân phía mình được bảo lưu. Hiệp định này sẽ thay thế cho các hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU hiện đang có với Việt Nam.
Trả lời