Xét trên góc độ nhà đầu tư, chi phí sử dụng vốn phản ánh tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư. Ngoài ra, mức tỷ suất sinh lời này phải phù hợp và tương xứng so với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi tài trợ vốn cho DN. Như vậy, khi mức độ rủi ro của DN lớn hơn thì nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời cao hơn để bù đắp sự rủi ro này. Xét trên góc độ DN, chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần thiết cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu tư hay cho hoạt động kinh doanh để sao cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần là không bị sụt giảm. Việc xem xét chi phí sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng đối với DN trong việc xem xét chiến lược huy động vốn và là cơ sở tiền đề để DN lựa chọn dự án đầu tư làm gia tăng giá trị DN.
Chi phí sử dụng vốn của DN bao gồm các loại sau: Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế; Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế; Chi phí sử dụng vốn từ cổ phiếu ưu đãi; Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư; Chi phí sử dụng cổ phần thường mới.
Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế: Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chủ nợ đối với số vốn đầu tư vào DN mà chưa tính đến tác động của thuế thu nhập DN. Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế được xác định theo lãi suất vay vốn mà chủ nợ yêu cầu. Việc xác định như sau:
Trong đó: Vt: Số tiền vay mà DN thực sử dụng cho đầu tư
Ti: Số vốn gốc và tiền lãi DN trả ở năm thứ i cho chủ nợ hay người cho vay (i = 1,n)
Rd: Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế N: Số năm vay vốn
Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế: Đối với việc sử dụng nợ vay, lãi vay được tính là chi phí hợp lý và được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập DN. Như vậy, việc sử dụng nợ vay đã mang lại một lợi ích từ khoản “tiết kiệm thuế” giúp DN tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và tác động làm giảm WACC của DN. Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế được tính theo công thức sau: Rdt = Rd x (1-t)
Trong đó: Rd: Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế Rdt: Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế
t: Thuế suất thuế thu nhập DN
Chi phí sử dụng vốn từ cổ phiếu ưu đãi: Công ty cổ phần có thể huy động vốn từ phát hành cổ phiếu ưu đãi. Loại cổ phiếu ưu đãi thường được sử dụng là cổ phiếu ưu đãi có cổ tức cố định và không có quyền biểu quyết. Chi phí sử dụng vốn từ cổ phiếu ưu đãi được tính như sau:
Chi phí sử dụng lợi nhuận giữa lại để tái đầu tư: Trên góc độ tài chính, việc sử dụng lợi nhuận giữ lại mang đến chi phí cơ hội cho DN. Lợi nhuận sau thuế sau khi trả cổ tức ưu đãi (nếu có) thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường. Cổ đông thường có thể nhận toàn bộ số tiền này dưới dạng cổ tức và dùng số tiền này phục vụ cho hoạt động đầu tư; hoặc, nhận một phần lợi nhuận sau thuế dưới dạng cổ tức và phần còn lại để DN tái đầu tư. Vậy, nếu DN sử dụng phần lợi nhuận này để tái đầu tư thì phải đảm bảo đem lại tỷ suất sinh lời cho cổ đông thường tối thiểu bằng mức mà cổ đông có thể dùng cho hoạt động đầu tư với mức độ rủi ro tương đương.
Có 3 phương pháp chủ yếu để xác định chi phí sử dụng vốn đối với lợi nhuận giữ lại: (i) Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF); (ii) Phương pháp định giá tài sản vốn (CAPM); (iii) Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng mức bù rủi ro. Trong đề tài, tác giả trình bày phương pháp định giá tài sản vốn trong xác định chi phí sử dụng vốn đối với lợi nhuận giữ lại.
Theo phương pháp này, chi phí sử dụng vốn đối với lợi nhuận giữ lại được tính toán theo công thức sau: Re = Rf + b* (Rm-Rf)
Trong đó: Re: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của DN
Rf: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro
Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
b: Hệ số rủi ro đối với cổ phiếu của DN
Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới: Khi DN phát hành thêm cổ phiếu thường mới, DN phải chịu 2 tác động liên quan đến chi phí sử dụng vốn: (i) Giá phát hành cổ phiếu thường mới thường thấp hơn giá trị thị trường của cổ phiếu trước thời điểm phát hành và (ii) DN phải chịu chi phí phát hành, số chi phí này làm giảm số tiền vốn thực thu được khi phát hành cổ phần mới. Sử dụng công thức ước định giá cổ phiếu có thể xác định được chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới theo công thức sau:
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC): Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền của các nguồn vốn bộ phận mà DN sử dụng, và chi phí của từng nguồn là chi phí sử dụng vốn sau thuế.
Công thức xác định WACC như sau: WACC =∑n (Wi x Ri)
t=1
Trong đó: Ri: Chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i
Wi: Tỷ trọng của nguồn vốn i trong tổng nguồn vốn i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i = 1,n)
Đối với nguồn vốn từ nợ vay, chi phí sử dụng vốn (hay còn gọi là lãi vay) được tính là chi phí hợp lý và được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập DN. Như vậy, việc sử dụng nợ vay đã mang lại một lợi ích từ khoản “tiết kiệm thuế” giúp DN tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và tác động làm giảm WACC của DN. Tuy nhiên, tác động của việc sử dụng nợ vay đến chi phí sử dụng vốn bình quân được mô tả như sau: Vvệc sử dụng vốn vay ban đầu sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của DN giảm xuống do DN được hưởng lợi từ “tấm lá chắn thuế”. Tuy nhiên, việc DN tiếp tục gia tăng tỷ trọng vốn vay sẽ kéo theo sự gia tăng rủi ro tài chính DN. Điều này sẽ buộc các nhà đầu tư phải đánh giá lại mức độ rủi ro này để điều chỉnh lại tỷ suất sinh lời đòi hỏi của mình. Điều này xảy ra khi mức độ sử dụng vốn vay vượt quá một giới hạn mà tại đó những lợi ích từ “tấm lá chắn thuế” mang lại không đủ bù đắp những thiệt hại phát sinh từ rủi ro từ việc vay nợ. Khi đó, tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư sẽ được điều chỉnh tăng lên và làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của DN tăng lên.
Để lại một bình luận