Rau có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Rau sử dụng làm thức ăn tươi hoặc sử dụng dưới dạng chế biến và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…
Phát triển sản xuất rau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị.
Sản xuất rau quả nói chung là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.
Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất rau cần phải lưu ý các đặc điểm sau:
Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chưa nhiều nước nên dễ bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nông thôn. Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại dễ hư hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa thuận tiện cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm…
Trước cách mạng tháng 8 chưa phát triển, rau chỉ được trồng phân tán manh mún ở các mảnh vườn ở gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp. Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp và chống mỹ sản xuất rau ở nước ta vẫn chưa phát triển do chiến tranh tàn phá và còn phải tập trung cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Chỉ từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sản xuất rau đã từng bước được phát triển với cơ cấu và chủng loại phong phú bao gồm: rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia bị. Diện tích và sản lượng rau ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu song các nước đặc biệt là Liên Xô cũ.
Diện tích rau cả nước năm 1990 là 249,9 ngàn ha lên 369 ngàn ha năm 1995 và lên 445 ngàn ha năm 2000. Sản lượng rau từ 3,17 triệu tấn rau các loại năm 1990 tăng lên 5,95 triệu tấn năm 2000, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,5%. Sản lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, năm 1995 đạt 58,1 kg bằng 6% của thế giới (thế giới 85 kg), năm 2000 tăng lên 76,6kg/người. Việc xuất khẩu rau trước năm 1990 năm cao nhất cũng chỉ đạt 300.000 tấn, bằng 6% sản lượng rau quả cả nước. Từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩ Đông Âu tan rã thì việc sản xuất và xuất khẩu rau của nước ta gặp nhiều khó khăn vì chưa có thị trường mới.
Sau một thời gian “lao đao” tìm và thích nghi với thị trường mới, đến nay đã có mặt gần 50 nước và lãnh thổ ở Châu á, Bắc Âu, Tây âu, Mỹ v.v… Nhờ vậy hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau nước ta bắt đầu phục hồi, phát triển, với các sản phẩm xuất khẩu tập trug ở dạng tươi và đã qua chế biến: ở dạng tươi, gồm các loại rau như: bắp cải, hành tỏi, khoai tây, rau gia vị, đậu các loại, củ quả… còn rau chế biến chủng loại phong phú hơn bao gồm: sấy khô, đóng hộp, muối chua… xuất khẩu rau quả cả nước năm 1997 đạt 68 triệu USD. Năm 1999 đạt 105 triệu USD và tăng lên 305 triệu USD năm 2001. Việc phát triển sản xuất rau hiện nay cũng đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức sở hữu khác nhau hoặc là nhận gia công sản xuất ví dụ ở huyện Vĩnh Lạc – Vĩnh Phúc nhận gia công trồng dưa chuột cho Nhật Bản…
Tuy nhiên việc tìm kiến thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuất khẩu của nước ta còn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm còn thấp, bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có cức cạnh tranh, số lượng sản xuất chưa nhiều, công tác tiếp thị còn yếu.
Trả lời