– Chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài của Việt Nam đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến xuất khẩu với đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng mũi nhọn như: điện thoại và các loại linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…
– Việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương thể hiện quyết tâm và nỗ lực hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Từ sau khi gia nhập WTO đến nay, những kết quả đạt được trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư nước ngoài đã cho thấy hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng đã tạo động lực mạnh mẽ đe cải cách the chế kinh tế Việt Nam, giúp tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia. Minh chứng cụ the là giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2007 – 201V đã tăng gấp 4 lần, trong đó nhóm nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng giảm dần từ 25% xuống 12%; 88% còn lại là nhóm hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến.
– Mặc dù, hiện nay nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động bên ngoài nhưng các chính sách kinh tế vĩ mô vẫn rất thận trọng. Vì vậy, trong dài hạn nước ta có khả năng ứng phó trước những diễn biến bất thường của thị trường quốc tế nói chung và EU nói riêng bằng việc thúc đẩy ký kết và phê chuẩn một số Hiệp định Thương mại tự do mới đe hạn chế rủi ro khi tham gia vào hoạt động trao đổi thương mại.
– Việt Nam đang trong quá trình hoàn tất những thủ tục để ký kết hiệp định EVFTA. Đây là hiệp định chất lượng cao, xóa bỏ hàng rào thuế quan ở mức cao nhất và cơ chế ưu đãi của EVFTA mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, có tới gần 99% ngành hàng, sản phẩm được hưởng mức thuế đơn cử như các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, công nghiệp ô tô. Hơn nữa, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu kinh tế giữa Việt Nam và EU có tính bổ trợ cho nhau nên đây là một điều kiện thuận lợi nếu Việt Nam biết cách khai thác những lợi ích từ Hiệp định này.
– Với nguồn lao động cơ cấu trẻ và dồi dào, Việt Nam hiện đang có thế mạnh để phát triển lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại, tiên tiến. Bởi lực lượng lao động trẻ sẽ có năng lực tốt trong việc tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất; bắt kịp quá trình sản xuất với hàm lượng công nghệ cao, nhiều áp lực.
Để lại một bình luận