Vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán là tất cả các nguồn vốn có thể huy động được trong nền kinh tế.
Căn cứ hình thức tổ chức đầu tư và sở hữu vốn có vốn của nhà đầu tư cá nhân và vốn của nhà đầu tư tổ chức.
Nguồn vốn của nhà đầu tư tổ chức thường có khối lượng lớn và dài hạn để thực hiện các giao dịch mua bán với các lệnh có khối lượng và giá trị lớn, ảnh hưởng mạnh đến giá chứng khoán và thị trường.
Nguồn vốn đầu tư nhà đầu tư cá nhân đến từ vốn tự có hoặc vốn đi vay, thời gian đầu tư không dài. Tại các quốc gia trên thế giới, trong số nguồn vốn từ nhà đầu tư cá nhân có một nguồn vốn rất quan trọng đó là kiều hối. Theo World Bank (2017), trên quy mô toàn cầu, tổng lượng dòng kiều hối chảy về các nước có thu nhập cao đạt khoảng 613 tỷ USD, về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đạt khoảng 466 tỷ USD, trong đó, lượng kiều hối được sử dụng để đầu tư chứng khoán chiếm khoảng 25% trong tổng giá trị kiều hối trên toàn cầu và Việt Nam hiện là nước đứng thứ 10 trên thế giới về lượng kiều hối với 13,8 tỷ USD, chiếm 6,4% GDP [24].
Căn cứ quốc tịch của người sở hữu vốn sẽ có vốn của nhà đầu tư trong nước và vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn của nhà đầu tư trong nước có tính quyết định đến đầu tư chứng khoán và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước, bao gồm nguồn vốn của các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân.
Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII-Foreign Indirect Investment hoặc FPI-Foreign Portfolio Investment) là nguồn vốn quan trọng trên thị trường chứng khoán trong nước. Khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài là khoản đầu tư được thực hiện thông qua một định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, còn gọi là đầu tư theo danh mục (portfolios).
Trả lời