Việc sử dụng mô hình GMM hệ thống cùng với phân tích định tính đã đánh giá được tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006-2016. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực.
– Các yếu tố tác động đến cung xuất khẩu (Việt Nam): Quy mô sản xuất của Việt Nam (đại diện bởi GDP, GDP bình quân đầu người), sự sẵn sàng về công nghệ, đổi mới công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực (nguồn vốn con người) có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
– Các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu (thị trường EU): Quy mô nền kinh tế của EU (đại diện bởi GDP, GDP bình quân đầu người), chất lượng sản phẩm có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
– Các yếu tố cản trở/hấp dẫn:
+ Tác động tích cực gồm các yếu tố sau: môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, tự do hóa thương mại, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
+ Tác động tiêu cực gồm các yếu tố sau: vị trí không tiếp giáp bi en của các nước thành viên EU, khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ, khoảng cách the chế giữa Việt Nam và các nước thành viên EU, rào cản kỹ thuật của EU, thuế quan áp dụng đối với hàng chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Như vậy, có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Các yếu tố đó có thể tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Nhìn chung, kết quả của mô hình đều phù hợp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Trả lời