Để triển khai và kiểm soát thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ của các DN may không phải loay hoay hay trong tình trạng thụ động, ứng phó thì các DN may cần coi trọng vị trí trung tâm trong hoạch định thực hiện. Nội dung của hoạch định thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may cần tập trung:
Đầu tư cho thiết lập mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ
Thiết lập mục tiêu thực hiện giúp đạt được những kết quả tối ưu cho DN. Do vậy trong hoạch định thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ thiết lập mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng chạm đích càng cao. Quy trình thiết lập mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may (xem hình 4.2).
Căn cứ vào thời gian thực hiện
Bước 1: Liệt kê các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Bước 2: Phân tích các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Trong đó mục tiêu dưới 1 năm là thường là mục tiêu ngắn hạn, từ 1 năm đến 3 năm được coi là mục tiêu trung hạn, và trên 3 năm là mục tiêu dài hạn về thực hiện đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ của các DN may.
Bước 3: Tổng hợp các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Đối với các DN may chủ yếu là may gia công do đó từ các DN có quy mô nhỏ đến các DN có quy mô lớn đều có các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Trong ngắn hạn do nhu cầu sản xuất với số lượng lớn khi có đơn hàng gấp một số DN huy động thêm lao động thời vụ hoặc ký các hợp đồng ngắn hạn với NLĐ nên việc thực hiện trong thời gian ngắn này là đảm bảo quyền của NLĐ như tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc, tiền lương làm thêm giờ đúng quy định của PLLĐ. Đối với các DN để đạt được hiệu quả thực hiện các DN này xây dựng các mục tiêu trung hạn và dài hạn cả về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích như: Thực hiện trang bị bảo hộ lao động, theo dõi và kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, trả lương cạnh tranh, trả phụ cấp trợ cấp cao hơn quy định, hỗ trợ nhà ở, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa, thể thao… Như vậy, các DN may khi thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ thông thường không phải chỉ hướng tới một mục tiêu, mà thường là một hệ thống các mục tiêu.
Căn cứ vào giai đoạn phát triển
Bước 1: Liệt kê các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ trong gồm từ hình thành, tăng trưởng và suy thoái.
Bước 2: Trong mỗi giai đoạn phát triển này căn cứ vào các điều kiện, đặc điểm của DN mà DN chọn lựa các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền hay lợi ích cho NLĐ sao cho thích hợp. Giai đoạn hình thành DN hướng đến thực hiện TNXH đảm bảo quyền để tuân thủ PLLĐ cũng như tuyển mộ được NLĐ trên thị trường; Giai đoạn tăng trưởng coi trọng cả TNXH đảm bảo lợi ích cho NLĐ; Giai đoạn ổn định đặc biệt hướng đến thực hiện TNXH đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ để thu hút, giữ chân được lao động giỏi, lành nghề; Giai đoạn suy thoái vì phải đối mặt với nhiều khó khăn nên DN thực hiện TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ được đặt lên hàng đầu.
Bước 3: Mỗi giai đoạn phát triển các DN may đều phải thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Do vậy, tổng hợp các mục tiêu thực hiện được đề xuất trong giai đoạn hình thành, tăng trưởng, ổn định và suy thoái (xem bảng 4.2).
Nguyên tắc xây dựng mục tiêu thực hiện
Thiết lập mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ tại các DN may về cơ bản tuân thủ theo nguyên lý SMART – thông minh [119] đó là:
Cụ thể (S – Specific): Mục tiêu thực hiện đầu tiên phải được thiết kế một cách cụ thể, rõ ràng. Tập trung vào thiết lập và định nghĩa rõ ràng các mục tiêu lớn như là “phải đạt được 2 CoC: SA8000, OHSAS 18001” chứ không phải là đạt được nhiều CoC. Mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ càng cụ thể thì càng tạo ra cái đích rõ ràng để DN tập trung nguồn lực đạt được.
Có thể đo lường được (M – Measurable): Mục tiêu thực hiện phải được gắn liền với các con số hay số liệu ghi nhận. Đây chính là một phần quan trọng để đảm bảo mục tiêu có sức nặng, có thể đo đạc, đong đếm được. Các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ được đo lường qua các chỉ tiêu: tỷ lệ NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn, số lượng các chương trình chăm sóc sức khỏe…
Có thể đạt được (A – Attainable): DN với các nguồn lực là hữu hạn vì vậy khi đặt mục tiêu không nên quá xa vời. Để thu hút NLĐ có trình độ, độ lành nghề thì TNXH đảm bảo lợi ích về chương trình chăm sóc sức khỏe nâng cao, hỗ trợ nhà ở cho NLĐ… là rất cần thiết nhưng phải phù hợp với điều kiện tài chính của DN.
Có tính thực tiễn cao (R – Relevant): Mục tiêu thực hiện chỉ có thể đạt được dựa trên các điều kiện hiện thời của DN và các điều kiện thực tế bên ngoài. DN mong muốn thực hiện TNXH đảm bảo lợi ích như tăng lương cho NLĐ lên 50% nhưng cũng phải tính đến khủng hoảng, suy thoái kinh tế và biến động từ môi trường kinh doanh có thể sẽ xảy ra trong môi trường kinh doanh nhiều biến động và thử thách.
Đúng hạn định (T- Time-Bound): Hạn định cho biết rõ mốc bắt đầu và kết thúc để chạm đích đúng thời hạn. Ví như DN đăng ký đạt chứng chỉ SA8000 để thực hiện TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ. DN cần phải thiết lập hạn định về thời gian phải hoàn thành trong vòng 2 năm từ 1/2019-12/2021.
Chủ động nghiên cứu và lựa chọn quy tắc ứng xử TNXH đối với NLĐ
Trong TMQT các tiêu chuẩn về lao động và thực hiện TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ đã và đang trở thành “pháp định” mà các quốc gia, các DN muốn tham gia vào thị trường toàn cầu thì phải có được những kế hoạch, triển khai để có được những CoC đó. Chủ động thực hiện tốt điều này có nghĩa là các DN may đã tự tạo thêm cho mình cơ hội để chiếm lĩnh thị trường thế giới. Việc nghiên cứu và lựa chọn bộ CoC về lao động vẫn căn cứ chủ yếu vào yêu cầu của khách hàng, các đối tác, căn cứ vào khả năng, năng lực, các nguồn lực của các DN may để thực hiện.
Công tác nghiên cứu và lựa chọn các CoC về lao động thực hiện qua phương tiện truyền thông, các chuyên gia, các tổ chức tư vấn về tiêu chuẩn TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ, hay trực tiếp liên hệ với các tổ chức công nhận như: UKAS, RvA, ANAB, JAS-ANZ. Việc tìm kiếm và lựa chọn này có thể diễn ra liên tục bởi mỗi khách hàng lại yêu cầu một CoC như: SA8000, WRAP hay mỗi CoC khách hàng lại yêu cầu được cung cấp ở một tổ chức công nhận khác nhau. Để làm tốt được công việc này các DN cần xây dựng tốt các mục tiêu thực hiện.
Các tiêu chí để lựa chọn tổ chức chứng nhận trong nghiên cứu và lựa chọn bộ CoC về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ có thể kể đến: Danh tiếng của tổ chức; Chi phí đánh giá chứng nhận; Chất lượng của tổ chức chứng nhận.
Cải tiến công tác xây dựng các chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ
Các DN may cần chủ động, cải tiến cách thức xây dựng chương trình thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Xây dựng chương trình thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau của DN.
Đối với các DN vừa và nhỏ có thể lựa chọn phương thức xây dựng chương trình từ trên xuống (top – down) tức là nhà quản trị cấp cao và một số phòng ban trong DN từng bước xây dựng các chương trình TNXH đảm bảo quyền để từ đó có được các biện pháp cho cấp dưới thi hành.
Đối với các DN lớn việc xây dựng chương trình thực hiện nên sử dụng kết hợp cả 2 phương cách cả từ trên xuống (top-down) tức là nhà quản trị vừa dựa vào mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ để xây dựng chương trình thực hiện và từ dưới lên (botton- up) tức là dựa vào các ý tưởng, sáng kiến của NLĐ, đơn vị, phòng ban bộ phận khác nhau trong DN để có sự phối kết hợp một cách ăn khớp cũng như xây dựng được các chương trình thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ một cách cập thời, thiết thực nhất.
Trên cơ sở thiết lập các mục tiêu TNXH đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ thì xây dựng các chương trình thực hiện có thể là: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc trong giai đoạn: hình thành, tăng trưởng, ổn định và phát triển. Các chương trình TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cần căn cứ vào mục tiêu thực hiện đã đề ra và sao cho mọi NLĐ trong DN dễ nắm bắt, tuân thủ và thực thi.
Đầu tư xây dựng kế hoạch truyền thông thực hiện TNXH đối với NLĐ
Trong hoạch định thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ truyền thông thực hiện có vai trò đặc biệt quan trọng. Truyền thông chính là cầu nối giữa DN và NLĐ trong thực hiện. Để giải quyết tốt vấn đề truyền thông thực hiện Alexander (1985) lập luận rằng: trong xây dựng kế hoạch truyền thông cần xây dựng chương trình truyền thông hai chiều giữa DN với NLĐ và ngược lại. Để truyền thông đạt hiệu quả thì có được thông tin trong các DN may là rất quan trọng. Xây dựng kế hoạch truyền thông cần quan tâm đến mô hình thông tin thực hiện tại các DN may với thông tin đầu vào, thông tin đầu ra, thông tin phản hồi để cho hệ thống thông tin thực hiện có ích cho quá trình ra quyết định quá trình thực hiện (xem hình 11- phụ lục 09). Xây dựng kế hoạch truyền thông của các DN may cần chú trọng: nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích, mục tiêu thực hiện, hồ sơ hướng dẫn, tài liệu các CoC về lao động, các nội dung triển khai thực hiện, các nội dung về kiểm soát thực hiện. Bên cạnh đó hoạt động truyền thông cho phép NLĐ đóng góp các ý kiến đối với bộ phận đảm nhiệm thực hiện để quá trình thực hiện đạt kết quả tốt nhất.
Theo Raps (2005) và Gligor-Cimpoieru (2014) tùy thuộc vào hệ thống truyền thông tại các DN để truyền thông TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ bằng nhiều công cụ hiện đại như: tờ rơi, biểu ngữ, tạp chí nội bộ, website, e-mail, điện thoại, bảng tin, video, livestream… Cũng có thể là họp mặt không chính thức, thuyết trình và video về thực hiện, các hộp thư phản hồi ý kiến hoặc ý tưởng mới. Đặc biệt là xây dựng kế hoạch truyền thông thông tin qua mô hình điện toán đám mây với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 (xem hình 12- phụ lục 09). Đây là mô hình điện toán mà trong đó, các công việc sẽ được giao cho một tập hợp các kết nối, dịch vụ và phần mềm có thể truy cập được thông qua Internet về thông tin thực hiện.
Tăng cường hoạch định ngân sách và kế toán trách nhiệm xã hội
(i) Tăng cường hoạch định ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ
Hoạch định ngân sách thực hiện đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ giúp DN lưu thông huyết mạch tài chính trong DN. Từ đó thống nhất mục tiêu thực hiện của các DN may, cùng nhau chia sẻ, động viên và phấn đấu thực hiện. Trong khâu này các DN cần chú trọng hoàn thiện quy trình hoạch định ngân sách (xem hình 4.3).
Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách: Trên cơ sở các mục tiêu TNXH đảm bảo quyền và lợi ích các DN tiến hành đánh giá và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh để có được nguồn thu cho hoạt động này; Lập sổ tay ngân sách thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ và tạo ra các biểu mẫu cần thiết và ngân sách thực hiện bao nhiêu là phù hợp với các chương trình đó.
Soạn thảo ngân sách: Trên cơ sở chuẩn bị, DN lập ngân sách TNXH đảm bảo quyền và lợi ích với khác khoản thu: quỹ lương, thưởng, phúc lợi, quỹ cơ sở vật chất với các khoản chi gồm chi phí trả lương, chi mua các thiết bị bảo hộ lao động.
Từ tổng thu và chi trên sẽ cho biết số tiền cân đối trong ngân sách mà DN vừa lập. Sau khi đã hoàn thiện các số liệu sẽ được đưa vào các biểu mẫu có liên quan.
Giám sát ngân sách: Quá trình thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ ngân sách thực tế và ban đầu hoạch định sẽ có những khác biệt. Vì thế cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tại sao lại có sự chênh lệch, nguyên nhân dẫn đến những chênh lệch, có thể giảm thiểu những chênh lệch đó không? Từ đó cần rút kinh nghiệm và liên tục điều chỉnh cho phù hợp.
Thực hiện kế toán trách nhiệm xã hội
Theo Huỳnh Đức Lộng, (2017): “Kế toán TNXH là một khoa học quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép, phản ảnh, tổ chức, xử lý và phân tích thông tin về TNXH của DN cam kết trách nhiệm với NLĐ trong mối quan hệ với kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị DN, cho khách hàng, các cơ quan chức năng của Nhà nước. ”. Trên thực tế thực hiện kế
– Hướng dẫn kế toán phát triển bền vững của ủy ban Môi trường và Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững 2013.
– Hướng dẫn kế toán phát triển bền vững của dự án SIGMA Anh quốc, năm 2003.
– Hướng dẫn báo cáo kế toán phát triển bền vững của Hiệp hội kế toán Canada, năm 2005.
– Chuẩn mực kế toán phát triển bền vững của Hội đồng chuẩn mực kế toán phát triển bền
vững Hoa Kỳ năm 2011.
– Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của Tổ chức Sáng kiến toàn cầu GRI.
– Bộ tiêu chuẩn và công cụ quản lý về trách nhiệm xã hội của DN, SA8000 năm 1997, OSHA 18001 năm 1999, Wrap 2002, ISO 26000 năm 2005.
– Hướng dẫn nội dung thực hiện TNXH đối với NLĐ của ASEAN năm 2006….
Theo hướng dẫn của dự án SIGMA của Anh (2003), kế toán TNXH gồm: “Hạch toán tài sản và nguồn vốn; hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả. Trong hạch toán dòng tiền liên quan đến kinh tế ở phạm vi tác động bên trong và bên ngoài
DN”. Các chi phí liên quan để kế toán TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ có thể kể đến như: ký kết hợp đồng, cung cấp bữa ăn, trả lương, phúc lợi, BHXH…
Trả lời