Trên thực tế sản xuất kinh doanh, các nguồn tài trợ có yêu cầu về thời gian đáo hạn rất khác nhau. Trong khi đó, các loại tài sản lại có thời gian tạo ra các nguồn tiền cũng không giống nhau. Bởi vậy, để khả năng thanh toán của DN được đảm bảo tại bất kỳ thời điểm nào, và rủi ro tài chính được giảm thiểu việc hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn đòi hỏi phải có sự tương thích giữa thời gian được quyền sử dụng vốn và chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu đối với các nguồn tài trợ phải có thời gian hoàn trả nợ gốc và lãi vay phù hợp với chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư vào DN. Như vậy, tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên có thời gian hoàn vốn lâu dài nên cần thiết phải được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chất ổn định là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Trong khi đó, tài sản lưu động tạm thời có thời gian hoàn vốn nhanh nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán cũng như đảm bảo an toàn tài chính cho DN.
Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Liên Quan
- Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta
- Phương pháp chủ động hoạch định thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động
- Bố trí sản xuất và cơ cấu sản xuất cây lương thực
- Lý thuyết của Modigliani và Miller (Lý thuyết M&M) trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
- Hoạch định chiến lược ở các doanh nghiệp may Việt Nam
- Vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Huy động các nguồn lực triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động
- Phân tích nhân tố chủ quan tác động đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động của các doanh nghiệp may Việt Nam
- Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn bình quân
- Bài học rút ra cho các doanh nghiệp may Việt Nam trong trách nhiệm xã hội đối với người lao động
Để lại một bình luận