Rủi ro là một thuật ngữ hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm do có sự khác nhau về cách tiếp cận. Thực tế, cho đến nay định nghĩa về rủi ro vẫn còn rất đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung có thể dựa vào hai trường phái chính là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại.
Trường phái hiện đại cho rằng rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực phản ánh sự không chắc chắn hay tình trạng bất ổn có thể đo lường được. Điều đó có nghĩa là rủi ro có thể mang đến những tổn thất nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích và cơ hội. Trên góc độ hoạt động kinh doanh và đầu tư, rủi ro được định nghĩa là sự không chắc chắn hay sự sai lệch giữa tỷ suất sinh lời thực tế đạt được so với tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Những khoản đầu tư nào có khả năng có sự sai lệch càng lớn được xem như có rủi ro lớn hơn. [8]
Xét trên góc độ lý thuyết, khi DN không sử dụng nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn thì chỉ phải chịu rủi ro kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu sẽ không giúp DN đạt được mức cơ cấu nguồn vốn mục tiêu nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và gia tăng giá trị DN. Chi phí lãi vay là khoản phải thanh toán trước so với phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh nên sẽ làm gia tăng nguy cơ về sự không chắc chắn đối với phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu DN.
Nếu trách nhiệm này bị giảm sút sẽ đẩy DN vào nguy cơ kiệt quệ tài chính và dẫn tới tình trạng phá sản.
Khi cơ cấu nguồn vốn nghiêng về việc sử dụng nợ vay sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính nhưng cũng có thể là mức cơ cấu nguồn vốn hướng đến cơ cấu nguồn vốn mục tiêu. Việc sử dụng nợ vay có thể làm cho ROE cao hơn hoặc thấp hơn so với trường hợp không sử dụng nợ vay. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong khi hiệu quả hoạt động đầu tư yếu kém có thể làm phát sinh tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính. Mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và rủi ro tài chính thường được phản ánh qua các khía cạnh sau: (i) Sự cân bằng về mặt tài chính; (ii) Sự độc lập về mặt tài chính; (iii) Khả năng thanh toán của DN.
Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của DN phản ánh khả năng DN có thể đáp ứng có nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Khả năng thanh toán được xác định phụ thuộc vào tính chất của tài sản dùng để thanh toán hay nói cách khác là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Khả năng thanh toán của DN được phản ánh chủ yếu qua các hệ số: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN, phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn. Hệ số này ở mức thấp phản ánh khả năng trả nợ của DN ở mức thấp và là dấu hiệu dự báo những nguy cơ tiềm tàng về tình hình tài chính mà DN có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này ở mức cao phản ánh khả năng cao trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ. Tuy nhiên, nếu hệ số này ở mức quá cao và cao hơn mức trung bình ngành thì cũng phản ánh có khả năng một lượng hàng tồn kho của DN đang bị tồn đọng dưới hoặc vốn đang bị ứ đọng lại trong các khoản phải thu ở mức độ lớn.
Hệ số này phản ánh tính chặt chẽ hơn đối với khả năng thanh toán của DN cho thấy khả năng DN sử dụng tiền và các tài sản có tính thanh khoản cao nhất để đảm bảo đối với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đã loại trừ hàng tồn kho do trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho được coi là loại tài sản khó khăn khi chuyển đổi thành tiền hay có tính thanh khoản thấp.
Trả lời