Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc của Trung Bộ Việt Nam, có đường biên giới với Lào và có bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Với diện tích lớn so với các tỉnh thành của Việt Nam, địa lý Thanh Hóa khá đa dạng, mang nhiều đặc điểm của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng có những nét đặc trưng riêng. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh; tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình, có thể chia Thanh Hóa thành các vùng miền: Vùng miền núi, trung du, chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa (chiếm 2/3 diện tích của tỉnh, bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành); Vùng đồng bằng có diện tích lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hoá diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km²; Vùng ven biển (gồm các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia)
Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Khơ-mú.Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 14,2% (giảm 2,2%); công nghiệp – xây dựng chiếm 42,4% (tăng 1,8%); dịch vụ chiếm 39,3% (tăng 0,5%), thuế sản phẩm chiếm 4,1% (giảm 0,1%).
Với đặc điểm địa hình gồm nhiều vùng (núi cao, núi thấp, đồng bằng, thành phố, thị xã), với đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa có các chính sách, biện pháp quản lý kinh tế -xã hội nói chung, đầu tư cho phát triển giáo dục nói riêng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của từng khu vực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế – xã hội cua tỉnh. Cụ thể hơn, những điểm khác biệt đó đòi hỏi định mức phân bổ, tiêu chí phân bổ NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa phải có sự khác biệt đối với từng khu vực.
Trả lời