Nhìn chung, trong những năm qua, tỷ giá hối đoái bình quân của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ được giữ ổn định, tỷ giá VND/USD trong thời gian qua chỉ tăng khoảng 1%.
Với chính sách điều hành tỷ giá của NHNN theo hướng chủ động, linh hoạt thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, NHNN lần lượt ban hành các quyết định 230/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011 điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng; Thông tư số 07/TT-NHNN ngày 24/3/2011 thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng vay là người cư trú; ban hành Thông tư số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ để hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế; Thông tư 15/2015/TT-NHNN quy định các TCTD chỉ được bán kỳ hạn cho các nhu cầu ngoại tệ trước ngày thanh toán từ 3 ngày trở lên nhằm xóa bỏ tình trạng cầu ảo do các doanh nghiệp mua ngoại tệ trước hạn; Thông tư 31/2016/TT-NHNN ngày 15/11/2016 về cho vay bằng ngoại tệ, trong đó cho phép gia hạn các đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ tại Thông tư 24/2015/TT-NHNN và Thông tư 07/2016/TT-NHNN đến hết năm 2017. Do đó với chính sách điều hành tỷ giá năm 2011- 2017 được thực hiện quyết liệt nên tỷ giá có sự ổn định với mức tăng nhẹ.
Tại Biểu đồ 2.26, sự tương quan giữa tỷ giá và chỉ số VN-Index của Việt Nam giai đoạn 2007-2017. Có thể thấy, tỷ giá trung bình có xu hướng tăng từ 2007-2017 điều này đồng nghĩa sức mua VND giảm so với USD. Do đó nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy chỉ số VN-Index năm 2007-2011 có xu hướng giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Tuy nhiên, năm 2012- 2017 với chính sách điều hành tỷ giá của NHNN tỷ giá có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không cao nhưng chỉ số VN-Index có biến động tăng và tăng đột biến vào năm 2016, 2017. Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư, và trong trung hạn, tỷ giá là yếu tố có thể tác động mạnh đến diễn biến thị trường, đặc biệt là trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, tác động của tỷ giá tới thị trường chứng khoán còn phải đặt trong các yếu tố vĩ mô khác như lãi suất, lạm phát. Năm 2016-2017 lạm phát được kìm chế tốt, tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý và với chủ trương giảm mặt bằng lãi suất hiệu quả và do đó xu hướng thị trường chứng khoán không bị ảnh hưởng nhiều và vẫn có xu hướng tăng.
Do vậy, chính sách tỷ giá trong từng thời kỳ có ảnh hưởng tới việc đầu tư chứng khoán, tới thị trường chứng khoán. Tuy nhiên tác động của chính sách tỷ giá còn phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố vĩ mô khác, trong ngắn hạn chính sách tỷ giá không có tác động tới chỉ số giá chứng khoán.
Trả lời